CÂU 14. HÀNH VI PHẠM TỘI, HẬU QUẢ CỦA TỘI PHẠM. MỐI QUAN HỆ GIỮA HẬU Q...

5. Chủ thể của tội phạm?

TRẢ LỜI:

a. Khái niệm:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã

hội được Luật hình sự quy định là tội phạm trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và

đạt độ tuổi nhất định do luật định và trong một số trường hợp khác có các dấu hiệu đặc biệt được

chỉ ra trong điều luật tương ứng.

b. Năng lực TNHS:

Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có

khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng

điều khiển được hành vi ấy.

Người có năng lực TNHS theo luật HS VN là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS và không thuộc

trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực TNHS.

- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: 3 BLHS quy định: người ở trong tình trạng

không có năng lực TNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả

năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Bên cạnh tình trạng không có năng lực TNHS, luật hình sự Vn còn thừa nhận trường hợp tình

trạng năng lực TNHS hạn chế. Đây là trường hợp người do mắc bệnh nnên năng lực nhận thức

hoặc năng lực điều khiển hành vi đã bị hạn chế. Người này không thuộc loại người không có điều

kiện để có lỗi. nhưng tình trạng tình trạng năng lực TNHS hạn chế có ảnh hưởng nhất định đến

mức độ lỗi. lỗi của họ cũng là lỗi hạn chế và do vậy, luật hình sự Vn coi tình trạng năng lực

TNHS hạn chhế là tình tiết giảm nhẹ.

- Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất khích thíc mạnh khác, thì vẫn phải

chịu TNHS.

c. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Người từ 6 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên

nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất ngiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc

biệt nghiêm trọng.

d. Chủ thể đặc biệt của tội phạm:

Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người cùng với các dấu hiệu bắt buộc chung của chủ thể của tội

phạm còn có các dấu hiệu bổ sung bắt buộc đối với cấu thành tội phạm đó.

Việc quy định chủ thể đặc biệt không phải là nhằm truy cứu TNHS người có đặc điểm nhất định

về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu TNHS hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó chỉ có thể

được thực hiện bởi người có đặc điểm nhất định về nhân thân. Theo luật hình sự VN, những đặc

điểm nhất định đó có thể thuộc những loại sau:

- Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn;

- Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc...;

- Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện;

- Các đặc điểm liên quan đến giới tính, lứa tuổi, quan hệ gia đình;

- Các đặc điểm liên quan đến địa vị pháp lý của một người.

e. Nhân thân người phạm phạm tội:

Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biiệt

của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của

họ.

Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những

người khác, trình độ văn hoá, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý

thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự, ...