KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LU...

Câu 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nhiệm vụ của Luật hình sự Việt

Nam?

TRẢ LỜI:

a. Khái niệm:

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm hệ thống các quy

phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định những hành vi nguy

hiểm cho xã hội nào là tội phạm và hình phạt đối với những tội phạm ấy; những vấn đề liên quan

đến việc quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt.

b. đối tượng điều chỉnh của luật hình sự:

Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và

người phạm tội do có việc thực hiện tội phạm, tức là thực hiện hành vi xâm hại đến các quan hệ

xã hội và gây ra hoặc có thể gây ra thiệt hại cho các quan hệ đó.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự bao gồm: Nhà nước và người phạm tội. Hai chủ thể

này có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau, đó là:

- Nhà nước: tham gia các quan hệ này thông qua các cơ quan chuyên trách của mình là cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.

Nhà nước có quyền: điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện theo trật tự được pháp luật quy định. Nhà nước

có nghĩa vụ: bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, quyết định

những biện pháp xử lý tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã

thực hiện và nhân thhân người phạm tội.

- Người phạm tội: có nghĩa vụ chấp hành những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài

của quy phạm pháp luật hình sự mà nhà nước áp dụng đối với họ, đồng thời người đó có quyền

yêu cầu nhà nước tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Sự kiện pháp lý phát sinh: khi người phạm tội thực hiện tội phạm.

c. Phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp điều chỉnh pháp luật là phương thức, cách thức tác động của pháp luật đến các quan

hệ xã hội.

Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật được xác định bởi đặc trưng của đối tượng điều chỉnh

của ngành luật đó.

Do đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự có đặc trưng thể hiện ở chỗ đó là quan hệ phát sinh giữa

Nhà nước và người phạm tội do có việc thực hiện tội phạm, nên phương pháp điều chỉnh của nó

cũng có đặc trưng, đó là phương pháp quyền uy.

Phương pháp quyền uy là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh quan hệ pháp

luật hình sự - quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội.

Nội dung của phương pháp quyền uy là: Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế

được luật hình sự quy định theo một trật tự nhất định đối với người phạm tội mà không bị cản trở

hay phụ thuộc vào ý chí và hành động của cá nhhân hay tổ chức nào. Người phạm tội phải chấp

hành đầy đủ những biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ, trách nhiệm của ngươì phạm

tội về tội phạm mà họ thực hiện là trách nhiệm trước nhà nước. Trách nhiệm đó là trách nhiệm cá

nhân, do chính người phạm tội gánh chịu một cách trực tiếp, chứ không thể chuyển hay uỷ thác

cho một người nào khác.

d. Nhiệm vụ của Luật hình sự:

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ

quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm

tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội

phạm.