TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Câu 7. Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự?

TRẢ LỜI:

a. KN trách nhiệm hình sự:

- KN trách nhiệm pháp lý:

Theo nghĩa tích cực: trách nhiệm pháp lý là bổn phận là nhiệm vụ của chủ thể quan hhệ pháp luật.

Theo đó, chủ thể này cần phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ được giao, sử dụng mọi khả năng

nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ đó. Ngoài ra trách nhiệm pháp lý còn có thể được hiểu là

nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật phải thi hành những yêu cầu mà luật pháp quy định.

Theo nghĩa tiêu cực: trách nhiệm pháp lí đó là trách nhiệm của một người đối với hành vi vi phạm

pháp luật do mình thực hiện.

- KN trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy

ra giữa một bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội, trong đó, Nhà nước thông qua các cơ

quan có thẩm quyền của mình có quyền áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế chhế tài hình sự đối

với người phạm tội và người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi (được qui định trong

chhế tài hình sự) do việc thực hiện hành vi phạm tội.

b. Cơ sở của trách nhiệm hình sự:

Theo LHS VN, chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS qui định mới phải chịu trách nhiệm

HS. Qui định này bao hàm hai nội dung: thứ nhất, chỉ người nào phạm tội mới phải chịu TNHS có

nghĩa là bất kỳ ai phạm tội cũng phải chịu TNHS; thứ hai, tội phạm đó phải được BLHS qui định.

Như vậy, cơ sở duy nhất làm phát sinh TNHS là tội phạm. Tội phạm hiểu theo nghĩa pháp lý hình

sự, là hành vi có đủ yếu tố cấu thành do luật định. Các dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi tội

phạm được qui định trong BLHS được gọi là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Vậy, cơ sở của TNHS

là cấu thành tội phạm và chỉ dấu hiệu đó mới là cơ sở của TNHS. Khi một hành vi hội đủ những

dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì cơ quan điều tra, truy tố, xét xử thay mặt Nhà nước mới có

quyền và cần phải truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi đó.

Với tính cách là cơ sở của TNHS, ý nhĩa của các dấu hiệu cấu thành tội phạm được thể hiện rõ nét

thông qua mối quan hệ của từng dấu hiêụ với tội phạm nói chung.

Đặc trưng cơ bản của tội phạm cho phép phân định nó với các vi phạm pháp luật khác là tính chất

nguy hiểm cho xã hội của nó. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được xác định trước hết

bởi thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra hoặc có thể gây ra cho quan hệ xã hội mà luật HS bảo vệ

- khách thể của tội phạm. mmặt khác các quan hệ xã hội – khách thể của tội phạm chỉ có thể bị

xâm hại thông qua hành vi cụ thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng nhất thiết phải là

sự biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. Hơn nữa thiệt hại do hành vi gây ra hoặc có khả

năng gây ra những thông số biểu hiện hâhụ quả đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra. Do vậy cũng

không thể có tội phạm nếu không có hành vi và không có hậu quả.

Một hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi nó không phù hợp với lợi ích của nhà nước và

xã hội, khi nó đi ngược lợi ích của nhà nước và xã hội. Còn những hành vi phù hợp với lợi ích của

nhà nước, của xã hội, thì ngay cả khi nó gây ra những thiệt hại nhất định nào đó, về mặt khách

quan, các quan hệ xã hội mà luật HS bảo vệ, thì cũng không phải là hành vi gây nguy hiểm cho xã

hội. Chỉ có thể nói đến tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi hành vi đó có lỗi. Lỗi là

yếu tố chủ quan của tội phạm. Do đó, không thể truy cứu TNHS đối với bất cứ hành vi nào nnếu

không xác định được yếu tố có lỗi.

Việc truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thông qua việc áp

dụng chế tài hình sự là nhằm mục đích: trừng trị, phòng ngừa tội phạm và giáo dục, cải tạo nhười

phạm tội. Tuy nhiên, mục đích này chỉ có thể đạt được nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm

cho xã hội có khả năng nhận thức, có khả năng kiiểm soát hành vi của mình tức là có năng lực

trách nhiệm Hs. Nnăng lực TNHS ở một mức độ nhất định còn phụ thuộc vào độ tuổi. Vì thế

những dấu hiệu về chủ thể cũng không thể thiếu được trong cấu thành tội phạm.

Một hành vi hội đủ những dấu hiệu trên sẽ bị coi là tội phạm khi, và chỉ khi các dấu hiệu này

được qui định cụ thể trong BLHS.