CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LUẬT HÌNH SỰ

Câu 3. Các nguyên tắc chung của Luật hình sự?

TRẢ LỜI:

Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật hình sự bao gồm: Nguyên tắc dân chủ XHCN; nguyên

tắc nhân đạo XHCN; nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước

và đoàn kết quốc tế; nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tôị cụ thể; nguyên tắc

mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

a. Nguyên tắc dân chủ XHCN:

Trong Luật hình sự Việt Nam nguyên tắc này được thể hiện ở các mặt sau:

- Luật hình sự Việt nam bảo vệ chế độ xã hội và nhà nước của nhân dân lao động, thể hiện ý chí,

lợi ích của nhân dân;

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền dân chủ của công dân ;

- Bảo đảm mọi công dân tự mình hoặc thông qua các cơ quan, tổ chức khác nhau tham gia xây

dựng và áp dụng pháp luật hình sự.

- Luật hình sự không phân biệt đối xử, không quy định những đặc quyền, đặc lợi cho riêng tầng

lớp hoặc cá nhân nào.

b. Nguyên tắc nhân đạo XHCN:

- Các quy phạm pháp luật của Luật hình sự phản ánh ý thức pháp luật và các quan niệm đạo đức

của dân tộc ta có mục đích, nội dung nhân đạo sâu sắc và được bảo đảm thực hiện bằng các biện

pháp nhân đạo và luôn được thể hiện rõ nét trong chính sách hình sự của Nhà nước ta qua mọi

giai đoạn phát triển.

- Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ đối với người đã phạm tội thì xã hội, Nhà nước không có mục

đích trả thù, mà ngược lại tạo mọi điều kiện có thể được để người đó cải tạo tốt, trở lại làm ăn

lương thiện, có ích cho xã hội. Các hình phạt chỉ được áp dụng đến mức độ cần thiết tối thiểu cho

sự cải tạo và giáo dục.

- Luật hình sự VN khoan hồng đối với những người nhất thời phạm tội ít nghiêm trọng, với người

tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa

hoặc bồi thường thiệt hại;

- Trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt không tước tự do.

Hình phạt tù chung thân và tử hình chỉ được phép áp dụng trong những trường hợp đặc biệt

nghiêm trọng và phạm vi áp dụng cũng có những giới hạn nhất định.

c. Nguyên tắc pháp chế XHCN:

- Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội và tổ chức hoạt động của

Nhà nước. Đây là nguyên tắc hiến định;

- Tội phạm, hình phạt và các biện pháp pháp lý hình sự phải được quy định trong Luật hình sự;

- Phải xác định được ranh giới giữa tột phạm và các vi phạm pháp luật khác;

- Việc quy định tội phạm mới, hình phạt mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tội phạm hay hình phạt

phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luụât;

- Việc xét xử phải đúng người, đúng tội;

- Pháp luật hình sự phải được hiểu và áp dụng thống nhất trên phạm vi lãnh thổ Việt nam;

- Không áp dụng các nguyên t8c1 tương tự về luật trong luật hình sự.

d. Nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết quốc tế:

Luật hình sự Việt Nam đấu tranh không khoan nhượng đối với mọi hành vi phạm tội, xử lý kiên

quyết những người có hành vi xâm phạm các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, xâm

phạm đến công cuộc xây dựng CNXH ở Việt nam. Cùng với việc bảo vệ lợi ích quốc gia như vậy

luật hình sự Việt Nam còn chú ý đến các lợi ích quốc tế. điều này thể hiện ở chỗ:

- Luật hình sự Việt Nam trừng trị các hành vi phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược, chống

loài người và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác;

- Luật hình sự Việt Nam ghi nhận và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước trong

cuộc đấu tranh chung của loài người tiến bộ chống các hành vi gây chiến tranh, chống các tội ác

diệt chủng, diệt sinh cũng như các tội phạm có tính chhất quốc tế khác.

e. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chỉ đối với hành vi phạm tội cụ thể:

Pháp luật nước ta chỉ quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cụ thể xâm hại đến các quan

hhệ xã hội được pháp luật bảo vệ. trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc này thể hiện ở chỗ pháp luật

hình sự Việt nam chỉ quy định trách nhiệm hình sự dối với hành vi phạm tội cụ thể của con người

thể hiện ở sự xâm hại đến các quan hệ xã hội.

g. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trớc pháp luật:

Nội dung nguyên tắc này thể hiện tập trung ở chỗ những người thực hiện tội phạm bình đẳng với

nhau trước pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt dân tộc, nam, nữ,

thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú và các tình

tiết khác.