CÁC NGUYÊN TẮC CHUYÊN NGÀNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Câu 4. Các nguyên tắc chuyên ngành của Luật hình sự Việt Nam?

TRẢ LỜI:

a. Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự và hình phạt:

Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước

pháp luật.

Pháp luật hình sự nước ta xuất phát từ luận điểm cho ràng người có lỗi trong việc thực hiện hành

vi phạm tội buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó trong các quy phạm của phần các tội phạm

đối với từng loại tội phạm, nhà làm luật qui định loại và mức hình phạt cụ thể với tính cách là hậu

quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm đó. Việc miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt

chỉ được áp dụng trong những trường hợp do luật quy định.

Về mặt thực tế nguyên tắc này được các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử, đưa vào đời sống bằng

việc phát hiện chính xác, nhanh chóng và xét xử công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không

để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

b. Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân:

nguyên tắc này có nghĩa là người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà chính người

đó chứ không phải do người khác hoặc tập thể gây ra. Chỉ người nào phạm một tội đã được bộ

luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

c. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi:

Nội dung này thể hiện ở chỗ chỉ người nào có lỗi trong việc thực hiện tội phạm (cố ý hoặc vô ý)

mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt. Không thể truy cứu một người nào đó trách

nhiệm hình sự về hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nếu không xác định được rằng người đó có

lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Lỗi sẽ không có nếu hành vi được thực hiện trong tình trạng

không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc trong những trường hợp loại trừ lỗi.

d. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm tuỳ thuộc vào các tình tiết của việc thực hiện tội phạm:

Tội phạm có thể được thực hiện trong những tình tiết rất khác nhau. Những tình tiết cơ bản trong

số đó ảnh hưởng đến việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội cuả hành vi và trách nhiệm của

người phạm tội. thông thường, các tình tiết đó đặc trưng cho phương pháp thực hiện tội phạm

hoặc hậu quả của nó, cho nhân thân của người phạm tội, động cơ phạm tội…. Tuỳ thuộc vào các

tình tiết mà nhà làm luật quy định trách nhiệm hình sự khác nhau đối với nhiều loại tội phạm.

e. Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm và hình phạt:

Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm và hình phạt đòi hỏi khi xác định trách nhiệm và hình phạt

phải cân nhắc các tình tiết của tội phạm đã thực hiện, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, các

tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong vụ án.

g. Nguyên tắc công bằng:

Nguyên tắc này thể hiện ở các khía cạnh:

Xác định rõ ranh giới giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác để từ đó

quy định các biện pháp xử lý tương ứng.

Thực hiện nhất quán quan điểm phân hoá trách nhiệm hình sự đối với tội phạm;

Hệ thống các hình phạt được qui định phải có các thang bậc tương ứng với các thang bậc nghiêm

trọng của các loại tội phạm.