CÂU 23. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH...

1. Các nguyên tắc quyết định hình phạt:

các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chỉ đạo được qui định

trong pháp luật hình sự và do giải thích mà có, xác định và định hướng hoạt động của toà án khi

áp dụng chế tài luật hình sự đối với người phạm tội.

Việc quyết định hình phạt cần dựa vào các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc pháp chế XHCN: tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này thể hiện khi quyết định hình

phạt là khi áp dụng hình phạt đối với người bị kết án Toà án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các qui

định của Luật hình sự.

Nội dung của nguyên tắc này thể hiện, trước hết, ở chỗ có thể áp dụng hình phạt chỉ đối với hành

vi phạm tội được qui định cụ thể trong luật. Để có tiền đề đúng đắn cho việc quyết định hình phạt,

nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của bị cáo.

Quyết định hình phạt phải là thẩm quyền của Toà án. Khi quyết định hình phạt, Toà án phải tuân

theo trình tự và các điều kiện áp dụng các loại hình phạt cụ thể, và chỉ có thể tuyên những hình

phạt được qui định trong luật.

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi khi tuyên một hình phạt phải có tính xác định, có căn cứ lập luận và

bắt buộc có lý do. Đòi hỏi khác của nguyên tắc pháp chế là tính hợp lý của việc quyết định hình

phạt.

- Nguyên tắc nhân đạo XHCN: nguyên tắc này thể hiện tập trung nhất ở chỗ khi quyết định hình

phạt, Toà án phỉ cân nhắc lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của người phạm tội trong một tổng

thể thống nhất biện chứng, hài hoà và hợp lý. Tuy nhiên nét nổi bật nhất của nguyên tắc nhân đạo

khi quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ luật hình sự nước ta qui định các qui phạm giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự và hình phạt đối với những người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội và cho những

người phạm tội lần đầu, những người thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn

năn hối cải, tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra. Một nội dung khác của nguyên tắc này thể

hiện ở chỗ luật hình sự nước ta có những qui định quyết định hình phạt rất nghiêm khắc đối với

những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội

có tổ chức, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp ... nhưng khi

quyết định hình phạt đối với những người này nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi phải chọn một biện

pháp nghiêm khắc thích hợp, phải tuân theo một nguyên lý cơ bản là người bị kết án cũng là một

con người và mọi người lầm đường lạc lối có thể được giáo dục, cải tạo để trở thành người lao

động có ích cho xã hội.

Nguyên tắc nhân đạo còn thể hiện ở việc hạn chế sự trừng trị.

- Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự: tư tưởng cơ bản của nguyên tắc cá thể hoá khi quyết

định hình phạt thể hiện ở chỗ Toà án phải căn cứ vào các qui định của pháp luật hình sự và ý thức

pháp luật XHCN, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân

thhân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định đối

với một bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể ở mức độ lớn nhất tạo điều kiện cho việc đạt

được các mục đích của hình phạt.

- Nguyên tắc công bằng: tư tưởng cơ bản của nguyên tắc công bằng xã hội của việc quyết định

hình phạt thể hiện ở chỗ loại và mức hình phạt do Toà án tuyên phải tương xứng với tội phạm đã

thực hiện và nhân thân người phạm tội.