HÌNH PHẠT. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Câu 21. Hình phạt. hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam?

TRẢ LỜI:

1. Hình phạt:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được BLHS quy định do Toà án nhân danh

nhà nước áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và việc thể hiện ở việc tước

đoạt hoặc hạn chế các quyền và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị kết án.

Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi qui

định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với cá nhân người phạm tội. Theo

BLHS hiện hành: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ

trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luậtvà các qui tắc của cuộc sống xã

hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng

pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

2. Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam:

Hệ thống hình phạt là danh mục các loại hình phạt do nhà nứơc qui định trong pháp luật hình sự

và được sắp xếp theo một trình tự nhất định tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình

phạt.

Hệ thống hình phạt nước ta gồm:

a. Hình phạt chính: là hình phạt được áp dụng chính cho một tội phạm và được tuyên độc lập.

Đối với mỗi tội phạm Toà án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính. Theo BLHS hiện hành, các

hình phạt chính là: cành cáo, phạt tiền, cải toạ không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung

thân, tử hình.

b. Hình phạt bổ sung: là hình phạt thêm vào hình phạt chính và không được tuyên độc lập mà

chỉ có thể tuyyên kèm theo một hình phạt chính. Theo BLHS hiiện hành, các hình phạt bổ sung

gồm: cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoịăc làm một công việc nhất định; cấm cư

trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình

phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

c. Các hình phạt trong LHS Việt Nam:

- Cảnh cáo: là sự khiển trách công khai của Toà án đối với người bị kết án. Trong số các hình

phạt chính, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất. các điều kiện cần và đủ để áp dụng hình phạt này đối

với bị cáo là: 1) tội phạm do bị cáo thực hiện là tội phạm ít nghiiêm trọng; 2)có nhiều tình tiết

giảm nhẹ; 3) chưa đến mức miễn hình phạt; 4) khi đối với tội mà bị cáo thực hiện có qui định hình

phạt cảnh cáo.

- Phạt tiền: với tính cách là hình phạt hình sự, hình phạt tiền tước ở người bị kết án một khoản

tiền nhất định trong những trường hợp do pháp luật quy định và sung vào công quỹ Nhà nước.

Phạt tiền được qui định và áp dụng: 1) là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiiêm trọng

xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; xâm phạm trật tự công cộng; xâm phạm trật tự quản lý hành

chính và một số tội phạm khác do BLHS qui định; 2) là hình phạt bổ sung đối với người phạm các

tội về tham nhũng; các tội về ma tuý hoặc những tội phạm khác do BLHS qui định.

Những căn cứ cần và đủ mà Toà án phải dựa vào khi quyết định mức hình phạt tiền đối với bị cáo

là: 1) tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện; 2) tình hình tài sản của người

phạm tội; 3) sự biến động giá cả.

- Cải tạo không giam giữ: là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của nước ta, được

áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng với thời hạn từ sáu tháng

đến ba năm. Người chịu hình phạt này, không phải cách lý khỏi xã hội mà được cải tạo ngay tãi

nơi thường trú hoặc tại cơ quan nhà nước hoặc tổ chức nơi người đó là việc. Do đó hình phạt này

chỉ được áp dụng nếu người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Cải

tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù và nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.

Toà án chỉ có thể quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ với người phạm tội khi có

những tình tiết cho phép nhhận định người phạm tội có thể giáo dục và cải tạo trở thành người tốt

mà không cần cách ly khỏi xã hội.

- Trục Xuất: với tư cách là hình phạt hình sự, trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải

rời khỏi lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Trục xuất được Toà án áp dụng là

hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

- Tù có thời hạn: về thực chất là giam người bị kết án ở các trại giam, tức là cách ly người đó ra

khỏi môi trường xã hội bình thường trong một thời gian nhất định để giáo dục và cải tạo họ. Đối

với hình phạt này người bị kết án bị tưíơc tự do, bị giam giữ trong một môi trường chịu sự chi

phối của một chế độ rất chặt chẽ và nghiêm khắc. Hạn chhế tự do đối với người bị kết án tù có

thời hạn là nội dung pháp lý chủ yếu của loại hình phạt này. Theo BLHS hiện hành qui định thời

hạn tù tối thiểu là ba tháng, thời hạn tù tối đa là hai mươi năm.

- Tù chung thân: là hình phạt tước tự do không thời hạn, tức là tù suốt đời được áp dụng đối với

người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Tù chung thân

không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Tử hình: là loại hình phạt đặc biệt được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt

nghiêm trọng. Tử hình là hình phạt nghgiêm khắc nhất, tước đi mạng sống của người phạm tội.

Do đó nó chỉ có tác dụng trừng trị và phaòng ngừa mà không có tác dụng giáo dục, cải tạo. pháp

luật nghiêm cấm áp dụng hình phạt này đối với những người phạm tội chưa thành niên, phụ nữ có

thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Án tử hình

cũng không được thi hành đối với phụ nử có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

trong trường hợp này, hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: là tước của người

bị kết án quyền đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nói trên trong thời hạn nhất

định được xác định trong bản án.

- Cấm cư trú: thể hiện ở việc buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở

một số địa phương nhất định và trong một thời hạn nhất định. Nó là hình phạt bổ sung có tính

phòng ngừa đối với một số người phạm tội nhất định và được áp dụng nhằm mục đích hạn chế

các điều kiện thuận lợi về cư trú mà người phạm tội có thể lợi dụng để phạm tội mới.

- Quản chế: thể hiện ở việc buộc người bị kết án phạt tù trong một thời hạn nhất định phải cư trú

làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính

quyền và nhân dân địa phương và phải chịu một số hạn chhế khác về quyền lợi và thực hiện một

số nghĩa vụ nhất định. Quản chế là hình phạt bổ sung kết hợp giáo dục với bắt buộc lao động để

sinh sống.

- Tước một số quyền công dân:là hình phạt thể hiện ở việc tước của người bị kết án một số

quyền chính trị quan trọng trong một thời gian nhất định do pháp luật qui định. Nó là hình phạt bổ

sung được áp dụng trong những trường hợp tội phạm mà bị cáo đã thực hiện có quy định hình

phạt đó nhằm ngăn ngừa những hoạt động phạm tội tiếp theo của những người phạm một số tội

đặc biệt nghiêm trọng.

- Tịch thu tài sản: là tước đoạt không hoàn lại sung công quỹ nhà nước toàn bộ hoặc một phần

tài sản của người bị kết án. Nó là hình phạt bổ sung thuộc loại về kinh tế và chỉ được áp dụng đối

với người thực hiện những tội phạm ngiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

trong những trường hợp có điều luật qui định.