KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC NGUYÊN TẮC LUẬT HÌNH SỰ...

Câu 2. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc Luật hình sự Việt Nam. Hệ thống

các nguyên tắc của pháp luật hình sự.

TRẢ LỜI:

a. Khái niệm các nguyên tắc Luật hình sự:

Các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam là những tư tưởng, nguyên lý cơ bản được ghi nhận,

thể hiện trong các quy phạm pháp luật hình sự, thực tiển áp dụng pháp luụât hình sự phản ánh

những quy luật kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và những quan niệm về đạo đức và pháp luật của

nhân dân đối với việc quy định tội phạm và hình phạt và nhũng vấn đề khác liên quan đến tội

phạm và hình phạt.

b. Nội dung các nguyên tắc:

Tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung, các nguyên tắc của Luật hình sự Viện Nam đước phân thành

hai nhóm: các nguyên tắc pháp lý chung và các nguyên tắc pháp lý chuyên ngành.

- Các nguyên tắc pháp lý chung: Là các nguyên tắc đặc trưng chung cho tất cả các ngành luật,

trong đó có Luật hình sự.

Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật hình sự bao gồm: Nguyên tắc dân chủ XHCN; nguyên

tắc nhân đạo XHCN; nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước

và đoàn kết quốc tế; nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tôị cụ thể; nguyên tắc

mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

- Các nguyên tắc pháp lý chuyên ngành: Là những nguyên tắc đặc trưng riêng cho ngành luật hình

sự. Các nguyên tắc chuyên ngành bao gồm: nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự và

hình phạt; nguyên tắc trách nhiệm cá nhân; nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi; nguyên tắc

phân hoá trách nhiệm tuỳ thuộc vào các tình tiết của việc thực hiện tội phạm; nguyên tắc cá thể

hoá trách nhiệm và hình phạt; nguyên tắc công bằng.

c. Ý nghĩa:

các nguyên tắc của Luật hình sự có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn : thực tiễn lập pháp hình

sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.; các nguyên tắc của luật hình sự là những giá trị tư

tưởng, luận điểm tồn tại một các khách quan, được hình thành trong quá trình phát triển của xã

hội, do các điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định; các nguyên tắc của luật hình sự

mang tính giai cấp.