CÂU 51 C CÂU 52 C CÂU 53 D CÂU 53 ACÂU 51 C CÂU 52 C CÂU 53 D CÂU 53 A

1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của pháp luật.a. Khái niệm pháp luật.- Pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyềnlực nhà nước.- Ví dụ: Luật hôn nhân, luật kinh tế....- Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán… Pháp luật không phảichỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: - Những việc được làm. - Những việc phải làm. - Những việc không được làm. - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép banhành.b. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.- Tính qui phạm phổ biến: + Tính quy phạm phổ biến là qui tắc xử sự mang tính khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối vớitất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kỳ ai trong điều kiện,hoàn cảnh nhất định phải xử sự theo quy định của pháp luật.- Tính quyền lực, tính bắt buộc chung: + Pháp luật là những qui định do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình.+ Tính quyền lực, tính bắt buộc chung là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phảixử sự theo quy định của pháp luật.- Tính xác định chặt chẽ về hình thức:+ Pháp luật là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành.+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức là văn bản phải diễn đạt chính xác, một nghĩa, dể đọc, dể hiểu, dểthực hiện.Ví dụ: - Luật hôn nhân qui định nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ 18 đủ tuổi trở lên được kết hôn. (chặt chẽ)- Không được đi hàng 2 trên phố. (Không chặt chẽ)- Phải đội mủ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe máy. (Không chặt chẽ)