ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VN. HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VN VỀ KHÔNG...

Câu 6. Đạo luật hình sự VN. Hiệu lực của đạo luật hình sự VN về không gian và thời gian?

TRẢ LỜI:

a. KN đạo luật hình sự VN:

Đạo luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban

hành theo một trật tự được luật qui định, thể hiện ý chí chung về mặt NN và lợi ích của nhân dân

lao động, chứa đựng những qui phạm pháp luật về các nguyên tắc và luận điểm cơ bản chung của

pháp luật hình sự VN, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, những hình

phạt và các biện pháp tác động hình sự đối với những người phạm tội, cũng như những điều kiện

miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt.

b. Cấu tạo của đạo luật HS:

Qui phạm pháp luật hình sự là qui tắc xử sự được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

cách áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

Thông thường, đạo luật hình sự dưới hình thức luật, sắc lệnh, sắc luật hay pháp lệnh hay pháp

lệnh chỉ bao gồm một số ít quy phạm qui định về một hay một số tội phạm cụ thể. Các văn bản

này thường được xây dựng theo cơ cấu chưng, mục và các điều; trong các điều luật lại được phân

chia thành những khoản và những điểm nhất định.

BLHS về cấu trúc đước chia thành hai phần là phần chung và phần các tội phạm.Phần chung qui

định về nhiệm vụ của luật HS, cơ sở của TNHS, các nguyên tắc chung của luật HS, hiệu lực của

LHS, về tội phạm, hình phạt và các chế định liên quan đến việc định tội phạm và áp dụng hình

phạt …; Phần các tội phạm quy định các tội phạm cụ thể cũng như loại và mức độ hình phạt áp

dụng đối với những tội phạm này. Cả hai phần này đều liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng đều là cơ

sở pháp lí cho việc giải quyết vụ án hình sự. cả hai phần nói trên của BLHS đều được chia thành

các chương, mỗi chưng có thể chia thành mục và gồm nhiiêù điều luật.

Mỗi chương của phần chung quy định về một loạt vấn đề chung của LHS. Trong phần chung của

BLHS VN năm 1999 có 10 chương. ở các điều luụât của phần chung không phân ra phần giỉa

định, qui định, chế tài.

Trong phần các tội phạm, mỗi chương quy định một nhóm tội phạm cụ thể nhất định. Và trong

phần các tội phạm của BLHS năm 1999 có 14 chương qui định về 14 nhóm tội phạm khác nhau.

Trong điều luật của phần này có thể chỉ qui định về một tội phạm song không ít trường hợp tại

một điều luật lại qui định nhiều tội phạm khác nhau thuộc cùng một loại tội nhất định.

Qui phạm pháp luật HS bao gồm ba phần. đó là phần giả định, qui định và chế tài.

Phần giả định là phần xác định môi trường tác động của qui phạm PLHS. Phần giả định của qui

phạm PLHS được nêu ở cả hai phần của BLHS

Phần qui định là phần xác định loại hành vi phạm tội cụ thể. Phần qui định của qui phạm PLHS có

3 loại qui định: qui định giản đơn, qui định mô tả, qui định viện dẫn.

Phần chế tài là phần xác định loại và mức độ hình phạt cụ thể đối với người thực hiện tội phạm

được nêu trong phần qui định của qui phạm PLHS. Tội phạm càng nghiêm trọng thì chế tài càng

nghiêm khắc. Trong LHS VN có hai loại chế tài là chế tài tương đối dứt khoát, và chế tài lựa

chọn.

c. Hiệu lực của đạo luật:

- Hiệu lực về không gian:

Điều 5 BLHS hiện hành quy định hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh

thổ VN. Điều luật đó quy định:

+ BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN;

+ Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCNVN thuộc đối tượng được

hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi vvà miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật VN,

theo các hiệp định quốc tế mà nước CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc

tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giãi quyết bằng con đường ngoại giao.

Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ VN, luật hình sự có những quy định riêng biệt tại

Điều 6 BLHS như sau:

+ Đối với trường hợp người VN phạm tội ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN có thể bị truy cứu

TNHS tại VN theo Bộ luật này. Theo nguyên tắc quốc tịch, công dân VN phải tuân thủ pháp luật

VN lúc ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài. Nếu công dân VN ở nước ngoài thực hiện hành

vi mà luật VN coi là tội phạm thì họ có thể bị xử lý tại VN theo luật hình sự VN;

+ Đối với những người không quốc tịch thường trú tại VN, phạm tội ở nước ngoài thì về nguyên

tắc họ vẫn bị xử lí theo luật HS VN;

+ Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN, có thể bị truy cứu trách nhiệm

Hs theo BLHS VN trong những trường hợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước

CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia.

- Hiệu lực theo thời gian:

Thông thường, đạo luật hình sự có hiệu lực thi hành sau khi đạo luật ấy được công bố chính thức.

Điều 88 Hiến pháp nước CHXHCNVN quy định: các luật phải được công bố chậm nhất là 15

ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.

Việc công bố luật thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội. Như

vậy, có thể nói đạo luật hình sự có thể có hiệu lực kể từ ngày luật ấy được Chủ tịch nước kí lệnh

công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong công báo của Nhà nước.

Ngoài ra, hiệu lực thi hành của đạo luật hình sự còn được xác định qua những quyết định riêng

biệt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Đạo luật hình sự sẽ mất hiệu lực thi hành khi bị bãi bỏ, bị đạo luật khác thay thế hoặc đã hết thời

gian có hiệu lực.

Theo luật HSVN, đạo luật HS chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội xảy ra trong khi đạo

luật đó đang có hiệu lực thi hành.

Mặt khác: điều lụât quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng

nặng mới, hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt,

xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối

với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Cùng với quy định trên BLHS năm 1999 còn quy định: Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình

phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc

mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các

quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện

trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.