CÂU 26. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP. PHÂN BIỆT CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HÌNH SỰ...

3) Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả

năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án

có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi

bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có những lý do khác để miễn chấp

hành hình phạt.

- Phân biệt các biện pháp tư pháp hình sự với hình phạt:

+ Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế

quyền, lợi ích của người phạm tội. hình phạt được qui định trong BLHS và do Toà án quyết định.

+ Còn các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được BLHS quy định, do các cơ quan tư

pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế

hình phạt. theo quy định của BLHS nước ta, các biện pháp tư pháp bao gồm:

Cùng với hình phạt, các biện pháp tư pháp thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước CHXHCN

Việt nam. Các biện pháp tư pháp mang tính chất hỗ trợ cho hình phạt trong trường hợp cần thiết

phải xử lý cơ bản, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, thể hiện sự

công minh của pháp luật đồng thời loại bỏ những đều kiện phạm tội, đem lại trật tự an toàn cho xã

hội. trong những trường hợp nhất định như trường hợp người mắc bệnh tâm thần mất khả năng

nhận thức hoặc điều khiển hành vi, các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ

nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và thể hiện nội dung cao cả của

nguyên tắc nhân đạo XHCN.

Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây

thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của công dân trong xã hội không

nằm ngoài mục đích giáo dục, cải tạo họ và ngăn ngừa khả năng gây thiệt hại đến các lợi ích trong

tương lai.