CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

Câu 17. Các giai đoạn thực hiện tội phạm?

TRẢ LỜI:

a. Khái niệm:

Theo pháp luật hình sự việt nam, các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ có trong tội phạm được

thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Đối với các tội cố ý gián tiếp hay vô ý chỉ có thể có trường hợp có

tội và không có tội.

Trong luật hình sự, các giai đoạn thực hiện tội phạm được hiểu là những bước trong tiến trình

thực hiện một tội phạm cố ý gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.

Điều 17, Điều 18 bộ luật hình sự hiện hành chỉ đưa ra định nghĩa hai giai đoạn thực hiện tội

phạm: chuẩn bị phạm tội và tội phạm chưa đạt, còn việc định nghĩa từng tội phạm hoàn thành cụ

thể chỉ được chỉ ra trong phần qui định của các điều luật tương ứng ở phần các tội phạm của bộ

luật hình sự.

Căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự cụ thể cho những trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm

tội chưa đạt đã được qui định tại Điều 52 bộ luật hình sự như sau: Đối với hành vi chuẩn bị phạm

tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các

tội phạm tương ứng tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực

hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

b. Chuẩn bị phạm tội:

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần

thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.

Trong thực tế hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thể hiện ở một số dạng như:

- Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội;

- Chuẩn bị kế hoạch phạm tội;

- Thăm dò địa điểm pham 5tội;

- Thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại;

- Loại trừ trước những trở ngại khách quan ....

Theo luật hình sự Việt nam, không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu TNHS.

Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm là tội phạm rất nghiêm trọng

hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành tội phạm độc lập khác thì người có hành vi phải chịu

TNHS về tội độc lập đó.

c. Phạm tội chưa đạt:

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những

nguyên nhân ngoài ý mốn của người phạm tội.

Theo luật hình sự VN, có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt:

- Dấu hiệu thứ nhất, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. đây là dấu hiệu phân biệt

phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội.. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ, người phạm tội đã thực

hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Cũng được coi là đã bắt đầu thực

hiện tội phạm nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan, đó là

những hành vi thể hiện sự bắt đầu của hành vi khách quan và kế tiếp ngay sau nó hành vi khách

quan sẽ xảy ra.

- Dấu hiệu thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là hành vi của

họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Có thể xảy ra ở

một trong các dạng sau:

+ Chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được hành vi đi liền

trước;

+ Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm (chỉ có thể có

ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất);

+ Hậu quả thiệt hại tuy đã xảy ra nhưng không có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan mà

chủ thể đã thực hiện (chỉ có thể có ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất);

+ Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện được hết.

- Dấu hiệu thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên

nhân ngoài ý muốn của họ. bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội

phạm không hoàn thành là do: nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc tránh được,

người khác đã ngăn chặn được, hoặc có những trở ngại khác ...

Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta phân phạm tội chưa đạt thành các loại khác

nhau:

- Căn cứ vào thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi mà họ thực hiện, người ta phân

thành tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành và tội phạm chưa đạt đã hoàn thành:

+ Tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành là những trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người

phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây

ra hậu quảu của tội phạm;

+ Tội phạm chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã

thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn,

hậu quả vẫn không xảy ra.

- Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt người ta phân phạm tội

chưa đạt thành phạm tội chưa đạt vô hiệu và những trường hợp chưa đạt khác.

d. Tội phạm hoàn thành:

Tội phạm hoàn thành là những trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được

mô tả trong cấu thành tội phạm.

Điều đó có nghĩa, khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh

đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Với quan điểm như vậy, lụât hình sự VN

khẳng định: thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được

mục đích của mình hay chưa.

Căn cứ vào khái niệm như vậy và dựa vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có

thể xem thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành tội phạm vật chất, hình thức, cắt xén

như sau:

- Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của

tội phạm.

- Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện

được hành vi phạm tội.

- Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hành động

bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội.

Hai thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau

e. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy

không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình

sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì

người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Theo Luật hình sự VN, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn

những dấu hiệu sau:

- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ỏơ giai đoạn chuẩn

bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành;

- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát.