QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM...

Câu 24. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt?

TRẢ LỜI:

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào qui định của bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và

mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm

nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo qui định khi quyết định hình phạt đối với hành vi

chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt Toà án còn phải căn cứ vào điều 52 BLHS và ghi

rõ điều đó trong bản án. Theo Điều 52:

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định

theo các điều của BLHS về các tội phạm tương ứng tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm

không thực hiện được đến cùng.

Khi quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt Toà án

phải dựa vào các điều luật của BLHS về các tội phạm tương ứng. Điều đó đòi hỏi các Toà án phải

chỉ rõ trong bản án xét xử là hình phạt được quyết định: đối với hành vi chuẩn bị phạm tội về tội

gì? Đối với hành vi phạm tội chưa đạt về tội gì? Và phải viện dẫn điều luật tương ứng qui định về

tội phạm đó.

Tính chất và mức độ nguy hiểm được nói ở đây được quyết định bởi các tình tiết khách quan và

chủ quan nằm trong phạm vi cấu thành tội phạm tương ứng mà bị cáo chuẩn bị phạm tội hoặc

phạm tội chưa đạt. Để xác định mức độ thực hiện ý định phạm tội cần làm rõ tội phạm được thực

hiện ở giai đoạn nào, tính chất và các hậu quả sắp xảy ra. Nếu xác định được tội phạm được thực

hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, thì cũng làm rõ chuẩn bị đến mức nào. Tương tự, nếu xác định

được tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, thì cũng phải xác định rõ ở giai đoạn chưa đạt

nào.

Với mục đích cá thể hoá hình phạt đến mức tối đa, Toà án phải cân nhắc những tình tiết khác

khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng điều đó có thể chứng minh về tính chất, mức

độ nguy hiểm lớn hay nhỏ cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong lý luận cũng như trong thực

tiễn cần phải phân biệt rõ các trường hợp: 1) có những tình tiết ngẫu nhiên cản trở việc thực hiện

tội phạm mà người thực hiện nó không thể thấy trước được; 2) kế hoạch phạm tội đã dự định

không phù hợp với khả năng và hiểu biết của người phạm tội; 3) nạn nhân chống trả một cách tích

cực và mãnh liệt đối với người phạm tội; 4) trong quá trình thực hiện tội phạm, ngườ phạm tội

không quyết tâm, không tích cực đến cùng; 5) vì mất nhiều sức lực, phương tiện, thời gian mà vẫn

chưa đạt được kết quả, người phạm tội đình chỉ việc thực hiện tội phạm; 6) vì thương các nạn

nhân, vì sợ bị trường trị ... Rõ ràng trong những trường hợp đó tội phạm không thực hiện được

đến cùng về bề ngoài có thể giống nhau, nhưng tính chất của các tình tiết cản trở việc thực hiện

tội phạm đến cùng hoàn toàn không giống nhau.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có qui định hình phạt cao

nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai

mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà

điều luật qui định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều lụât được áp dụng có qui định hình phạt cao

nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc

biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà