KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠ...

Câu 12. Khách thể của tội phạm. Mối quan hệ giữa khách thể của tội phạm và đối tượng tác

động của tội phạm?

TRẢ LỜI:

a. Khách thể của tội phạm:

Luật hình sự Vn trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật nói chung cũng như của luật hình

sự nói riêng khẳng định: khách thể bị tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan hệ xã hội có

giai cấp được luật hình sự của chế độ đó bảo vệ.

Trong hệ thống những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, các quan hệ xã

hội có ý nghĩa khác nhau đối với sự củng cố và phát triển của xã hội và được nhà nước bảo vệ

bằng những loại qui phạm pháp luật khác nhau với những biện pháp cưỡng chế khác nhau. Khách

thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được nhà nước xác định cần được bảo vệ

bằng những quy phạm pháp luật hình sự. Những quan hệ đó sẽ là khách thể của tội phạm trong

trường hợp chúng bị gây thiệt hại hoặc bị đe doạ gây thiệt hại ở mức độ nhất định. Vậy:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

b. Các loại khách thể của tội phạm:

Theo lý luận Luật hình sự, khách thể của tội phạm được phân thành ba loại:

- Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự

xâm hại của tội phạm.

- Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm

pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.

- Khách thể trực tiếp của tội phạm: là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm

hại.

c. Mối quan hệ giữa khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm:

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động đến bộ

phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình

sự bảo vệ.

Đối tượng tác động của tội phạm tồn tại dưới các dạng sau: là con người; là đối tượng vật chất cụ

thể thuộc thế giới bên ngoài; là hoạt động bình thường của con người khi tham gia các quan hệ xã

hội với tư cách là chủ thể của quan hệ xã hội.

Xuất phát từ quan niệm như vậy, thì mọi tội phạm đều có đối tượng tác động của mình.

Mọi hành vi phạm tội khi tác động đến đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho

khách thể của tội phạm, thì đồng thời cũng làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác

động. Do vậy cần phân biệt sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm với những biến đổi cụ thể

của đối tượng tác động. Trong nhiều trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại cho quan hệ xã hội

là khách thể của tội phạm, nhưng đối tượng tác động của tội phạm không bị xấu đi so với tình

trạng trước khi tác động. Trong một số trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại cho các quan hệ

xã hội là khách thể của tội phạm và đồng thời cũng làm biến đổi trạng thái, huỷ hoại đối tượng tác

động. Như vậy, trong mọi trường hợp tội phạm bao giờ cũng gây ra hoặc đe doạ gây ra thiiệt hại

cho các quan hệ xã hội là khách thể của nó, còn ở đó đối tượng tác động của tội phạm có thể bị

gây hư hại và cũng có thể không bị gây hư hại.

Đối tượng tác động của tội phạm có thể là sự thể hiện vật chấc của các quan hệ xã hội tương ứng,

là tiền đề vật chất hoặc điều kiện cần thiết của sự tồn tại hoặc phát triển của các quan hệxã hội

nhất định. Đối tượng của tội phạm có thể là bằng chứng của sự hiện có các quan hệ xã hội với tư

cách là khách thể của tội phạm.