8. YÊU CẦU GIẢNG VIÊN ĐI TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC PHỔ THÔNGCÁC HÌNH...

3.8. Yêu cầu giảng viên đi tìm hiểu thực tế giáo dục phổ thông

Các hình thức thực tế tại trường phổ thông như cử GV làm trưởng các đoàn thực

tập sư phạm và yêu cầu phải bám sát SV trong suốt thời gian thực tập tại trường phổ

thông; quản lý hoạt động của đoàn thực về mọi mặt.

Giảng viên bộ môn làm cố vấn cho SV trong các đoàn thực tập sư phạm. Mỗi

đoàn thực tập sư phạm thường được bố trí khoảng 12 đến 25 SV. Khác đoàn thực tập

sư phạm tại trường mầm non (TTSPMN), trường tiểu học (TTSPTH), SV trong đoàn

thực tập sư phạm ở trường trung học cơ sở (TTSPTHCS) được đào tạo với các chuyên

ngành khác nhau. Vì vậy việc bố trí cố vấn thực tập sư phạm (CVTTSP) cho mỗi

đoàn cũng có điểm khác nhau. Đoàn TTSPMN, TTSPTH mỗi đoàn cử một CVTTSP;

đoàn TTSPTHCS mỗi đoàn cử hai CVTTSP (chuyên ngành khác nhau phù hợp với

các chuyên ngành của SV về thực tập). Yêu cầu CVTTSP phải có mặt tại các đoàn

thực tập được phân công ít nhất 2 buổi một tuần để giúp đỡ HS, SV. Nhiệm vụ của

CVTTSP tại trường thực tập là tham gia dự giờ dạy mẫu của giáo viên cùng với SV

trong tuần đầu tiên của đợt thực tập; tư vấn cho HS, SV về chuyên môn giảng dạy;

làm cầu nối giữa SV với giáo viên hướng dẫn giảng dạy.

Qua thực hiện nhiệm vụ cố vấn mà GV nâng cao được năng lực NVSP cho bản

thân. Họ đã gắn kết được phương pháp giảng dạy ở nhà trường sư phạm với nhà trường

phổ thông, mầm non; gắn kết được lý luận với thực tiễn; kinh nghiệm thực tế được

nâng cao.

Giảng viên đi dự giờ tại các trường phổ thông. Yêu cầu tất cả GV sư phạm đi dự

giờ tại trường phổ thông, mầm non ít nhất mỗi học kỳ được 4 tiết. Trường về dự giờ

do GV tự chọn hoặc phòng Đào tạo trường Sư phạm giới thiệu. Thời gian dự giờ tốt

nhất là dịp cơ sở giáo dục tổ chức hội giảng toàn trường. Việc dự giờ, thăm lớp này

giúp GV hiểu rõ về thực trạng giáo dục hiện nay, biết được những đòi hỏi của cơ sở

giáo dục đối với người giáo viên tương lai là những gì, đồng thời năng lực chuyên môn

của GV cũng được củng cố và vững chắc. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, GV

tham gia dự giờ tại các trường phổ thông, trường mầm non là một biện pháp để năng

cao năng lực NVSP.

Tham gia sinh hoạt chuyên môn với các tổ bộ môn tại trường phổ thông. Với nội

dung sinh hoạt chuyên môn tại trường phổ thông, mầm non rất phong phú và đa dạng,

nếu GV trường Sư phạm được tham dự hoạt động này thì đó là một cơ hội để họ nâng

cao nhận thức và mở rộng vốn kinh nghiệm. Những trao đổi về kế hoạch dạy học,

nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá,… là những chủ

đề khó, nếu có GV Sư phạm tham gia thì sẽ gây được hứng thú cho cả tổ và tạo dựng

được niềm tin ở giáo viên; cũng chính qua các hoạt động trao đổi này GV Sư phạm

cũng sẽ nhận thức được khả năng thực sự của giáo viên hiện nay, từ đó có cơ sở đề

xuất nội dung bồi dưỡng chuyên môn và NVSP cho giáo viên phổ thông, mầm non

và đề xuất kế hoạch, nội dung đào tạo giáo sinh của trường Sư phạm cho phù hợp với

Kỷ yếu hội thảo khoa học

278

tình hình thực tế.

Đưa giảng viên trường sư phạm đi biệt phái ở phổ thông. Do nhu cầu đào tạo nên

số SV giảm đáng kể trong những năm gần đây. Thực trạng này dẫn tới một số GV

không có hoặc không đủ giờ dạy. Tuy nhiên, đội ngũ này không thể chuyển về trường

phổ thông được, vì họ phải giảng dạy trong những năm khác, khóa khác khi nhà

trường tuyển sinh, đào tạo các chuyên ngành của số giảng viên này. Để đảm bảo vẫn

phát huy được năng lực chuyên môn và NVSP cho GV, nhà trường tính toán và dự

kiến danh sách GV đi biệt phái xuống cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non một năm

hoặc một học kỳ trình sở Giáo dục và Đào tạo phê chuẩn.