ĐẶT VẤN ĐỀMỤC TIÊU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO L...

1. Đặt vấn đề

Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn

bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn

công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con

người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo

của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu

quả,… Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong

khu vực” [1, tr3].

Để đạt được mục tiêu, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã

chỉ ra 9 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp (thứ 6) về “Phát triển

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng

và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình

độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng

viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực

sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào

tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo

về nghiệp vụ quản lý”[1, tr7].

Trường sư phạm với vai trò là “máy cái” trong đào tạo giáo viên, cần được tập

trung đầu tư xây dựng để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Một trong những

Kỷ yếu hội thảo khoa học 273

nội dung đầu tư xây dựng trường sư phạm phải kể đến đầu tư xây dựng đội ngũ giảng

viên (GV). Đội ngũ GV phải thật sự chất lượng, thể hiện ở trình độ chuyên môn cao

và năng lực nghiệp vụ sư phạm (NVSP) vững vàng. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực

nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV là rất cần thiết.

Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao và năng lực nghiệp vụ sư phạm vững

vàng sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm. Năng lực nghiệp

vụ sư phạm của GV sẽ ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực

nghề nghiệp đặc biệt là năng lực sư phạm của sinh viên (SV) - người giáo viên tương

lai. Trong bài viết này chúng tôi trình bày thực trạng năng lực sư phạm của GV và

một số biện pháp bồi dưỡng năng lực NVSP thường xuyên cho GV trường Cao đẳng

Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.