CÂU 2/ CÁC CHỦ TRƯƠNG CƠ BẢN ĐỂ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, SỰ CHUYỂN B...

8/ NQ ĐH X - Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá

IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng định hướng: “Nâng cao chất

lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân

lực”; coi giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,

là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ; nêu rõ

đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được

cụ thể hoá:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục.

Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và

năng lực thực hành.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học

- Thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục

Việt Nam.

Để thực hiện đổi mới toàn diện, cần phải thực hiện các nhiệm vụ:

+ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình

xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các

ngành học

+ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng,

trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động (sự phù hợp của những việc giáo dục

đại học làm với những gì xã hội kỳ vọng), phát triển nhanh nguồn nhân lực chất

lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng

nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình

độ đào tạo, dân tộc, vùng miền…; có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường

đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả

nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số trường

đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế

+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực,

sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều.

+ Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội

dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng

học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục.

+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của

xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục

với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp…để mở mang

giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội.

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.

+ Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của

các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục. Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các

mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện việc miễn giảm

đóng góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng chính sách, học sinh

giỏi.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực

giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt nam. Có cơ

chế quản lý phù hợp đối với các trường do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo

- Tăng chỉ tiêu, mở rộng quy mô

- Tách phân phối ra khỏi quá trình sản xuất (sinh viên tự tìm và tự tạo việc

làm)

- Tổ chức lại các trường đại học để nâng cao hiệu quả đào tạo (xây dựng đại

học vùng)

- Đổi mới cơ cấu ngành, nghề, quy trình đào tạo