CÂU 2/ CÁC CHỦ TRƯƠNG CƠ BẢN ĐỂ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, SỰ CHUYỂN B...

6/ Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện NQ TW II khoá VIII và phương hướng

phát triển giáo dục đến năm 2005 và đến năm 2010 tháng 7/2001 (Báo cáo của Bộ

Chính trị tại Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá IX đã bổ sung hoàn chỉnh theo kết

luận của Hội nghị TW):

Giải pháp:

- Đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục

+ Tiếp tục xây dựng đồng bộ và hoàn thiện kịp thời các văn bản pháp lý cho

phát triển giáo dục. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục từ Bộ đến các cơ sở

giáo dục

+ Tăng cường công tác dự báo và đổi mới công tác xây dựng kế hoạch phát

triển giáo dục để điều tiết quy mô, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

+ Tổ chức tốt phối hợp liên ngành trong phát triển giáo dục; cơ chế phối hợp

quản lý giữa nhà trường – gia đình – xã hội.

+ Tập trung việc đào tạo, bồi dưỡng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý giáo

dục các cấp và nhà giáo theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá.

+ Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách mạnh mẽ, phát huy tiềm

năng, sáng tạo, tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là các

trường đại học

+ Đổi mới cơ bản công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá nhất là tuyển sinh vào đại

học cao đẳng

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục

+ Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục

- Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”

+ Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, đặc biệt chú

trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo.

+ Các trường đại học chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán

bộ giảng dạy, sớm giải quyết tình trạng hẫng hụt cán bộ đầu ngành.

+ Hoàn thiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

+ Có chính sách thu hút cán bộ khoa học trình độ cao của các viện nghiên cứu

trong nước và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế

tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.

- Hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố phát

triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục:

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hoá,

chuẩn hoá, liên thông. Khắc phục tình trạng bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành

nghề, cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội

+ Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học

+ Tiếp tục phát triển các loại hình trường ngoài công lập trên cơ sở đảm bảo

chất lượng và các điều kiện dạy và học

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số trường đại học, trường dạy nghề trọng

điểm

+ Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ thống đào tạo kỹ

thuật thực hành với nhiều cấp trình độ, tăng cường năng lực đào tạo nghề trình độ

cao

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo đúng vói yêu cầu là quốc sách

hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy

động dể phát triển giáo dục

+ Tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục, bảo đảm tốc độ tăng chi ngân sách cho

giáo dục hàng năm cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước

+ Đa dạng hoá các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là

một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.

+ Từng bước xây dựng xã hội học tập

+ Quy định trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp giáo dục của các cấp uỷ đảng,

chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng và nhân dân.

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp

+ Làm cho từng cộng đồng dân cư, từng gia đình, đoàn thể xã hội nhận rõ

trách nhiệm đối với giáo dục: toàn dân làm giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà

trường – gia đình – xã hội.