ĐẢNG TA XÁC ĐỊNH CON NGƯỜI VỪA LÀ MỤC TIÊU VỪA LÀ ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI, ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC, CẦN PHẢI CÓ NHỮNG CON NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

1.Lý do chọn đề tài: Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện. Khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Nền kinh tế xã hội nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều vấn đề mà đòi hỏi mỗi con người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định:“giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nếu lưu ý một chút thì thấy rằng mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân, các hoạt động giáo dục và đào tạo phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo, khả năng làm việc của mình. Phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường hiện nay không bố trí thành một môn học riêng, bởi kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục kỹ năng sống được tổ chức thông qua các chủ đề chuyên biệt về kỹ năng sống dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc tiến hành trong tiết sinh hoạt lớp.Tích hợp vào các môn học trong chương trình Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Toán.... thông qua các trải nghiệm thực tế, tham quan, thực địa, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân và nhóm học sinh. Chúng ta là những người làm công tác giáo dục cần phải đặc biệt giúp đỡ các em biết phân tích ,đánh giá các hiện tượng xã hội, các thang giá trị, biết ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai. Sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão. Biết làm chủ cảm xúc,thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức với mọi người trong cuộc sống, làm cho quan hệ giữa người với người trở lên tốt đẹp hơn. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy