BẰNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH RẰNG "Ý THỨC CON NGƯỜIKHÔN...

7. Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng "Ý thức con người

không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới ?

Phương pháp luận:

Ý thức của con người theo triết học duy vật biện chứng không phải là một

hiện tượng thần bí, tách rời khỏi vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có

tổ chức đặc biệt là bộ óc của con người, là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của

thế giới bên ngoài vào bộ óc của con người trên nền tảng của hoạt động lao động

sáng tạo và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý thức là hình ảnh chủ quan của

thế giới khách quan.

Ý thức con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

-

Nguồn gốc tự nhiên: Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, phản ánh là

thuộc tính chung của mọi vạn vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện lại

của 01 hệ thống vật chất này những đặc điểm của của một hệ thống vật chất

khác khi 02 hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau. Cùng với sự phát triển

của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên

cao. Như vậy ý thức là thuộc tính của 01 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ

não người. Não người và sự phản ánh của thế giới khách quan vao não

người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

-

Nguồn gốc xã hội: Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, chính lao động

và ngôn ngữ là 02 nguồn gốc xã hội Quyết định trực tiếp đến sự hình thành

và phát triển của ý thức Chính lao động đóng vai trò Quyết định trong sự

chuyển biến từ vượn thành người, làm cho con người khác với tất cả động

vật khác. Lao động giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính

mình. Thông qua lao động não người càng ngày càng hoàn thiện, phát triển

giúp tư duy trừu tượng phát triển. Chính lao động là cơ sở hình thành, phát

triển của ngôn ngữ . Sự ra đời của ngôn ngữ sẽ giúp con người phản ánh sự

vật khái quát hơn. Điều này càng thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển .

Đây là 02 yếu tố quan trọng để phát triển ý thức. Lao động và ngôn ngữ là

“hai sức kích thích chủ yếu” để bộ não vượn thành bộ não người, phản ánh

tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.

Về bản chất của ý thức: Các Mác đã chỉ ra rằng ý thức chẳng qua chỉ là

vật chất được di chuyển vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi ở

trong đó. Như vậy bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách

quan. Có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định,

nhưng khi phản ánh thì nó mang dấu ấn chủ quan của con người.

- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó là

phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên

cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng

tượng ra cái không có trong thực tế. ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có

thể tạo ra những huyền thoại, những giả thuyết ...

- Phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động: con người trên cơ sở hoạt

động thực tiễn, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ

tính chất, thuộc tính, đặc điểm → hiểu biết vận dụng tri thức để nhận thức và

cải tạo TGKQ.

- Ý thức mang bản chất xã hội

Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định

ý thức thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức con người, mà

phải xuất phát từ thế giới khách quan.Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng

và hành động theo các quy luật khách quan. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng

không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho

thực tế vì như vậy sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.Tuy nhiên, chủ nghĩa

duy vật đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng to lớn của ý thức đối với

vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và

ý thức là quan hệ hai chiều. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật

tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ trong nhận thức và hành động.

Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý

thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn

thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn

thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy

luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức

là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người

hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện

khách quan nhất định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế

giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả "Ý thức con người không

chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới". Vì vậy, phải phát

huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để

tác động, cải tạo thế giới khách quan.

Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

ta thấy không được xem nhẹ quan điểm khách quan, tính năng động, sáng tạo

của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,

của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể

phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những

con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó

con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan)

thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các

điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ

cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người.

Nếu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta tuyệt đối hóa, cường

điệu hóa vai trò của nhân tố chủ quan thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

triển của xã hội và rơi vào bệnh bệnh bảo thủ trì trệ. Đây là khuynh hướng sai lầm

cực đoan do cường điệu hóa vai trò của vật chất, sùng bái sức mạnh của quy luật,

hạ thấp vai trò của nhân tố chủ quan. Khuynh hướng bảo thủ sẽ dẫn đến tình trạng

ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới,

bằng lòng thỏa mãn với cái đã có.

Liên hệ thực tế:

Bệnh bảo thủ trì trệ là một thực tế tồn tại trong thời kỳ khá dài trước đổi

mới (trước Đại hội lần VI tháng 12-1986). Trong giai đoạn này, tình trạng khủng

hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng xuất phát từ bảo thủ có tác hại rất lớn.

Bênh bảo thủ trì trệ được biểu hiện qua việc “chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh

tế đã lỗi thời”, trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì

trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan

lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không

đúng đắn, mang nặng tính hình thức..” Đảng ta đã “duy trì quá lâu cơ chế quản

lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp” - một cơ chế "gắn liền với tư duy kinh tế

dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất

chủ quan, duy ý chí".

Bệnh bảo thủ trì trệ có nguyên nhân từ sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý

luận, trí thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự giản đơn

yếu kém về lý luận thể hiện ở chổ: hiểu và vận dụng chưa đúng nguyên lý, quy

luật, phạm trù, chưa chú ý tiếp thu kế thừa những thành tựu, kỹ thuật công nghệ

mới của chủ nghĩa tư bản, của nhân loại, thậm chí còn có định kiến phủ nhận

một cách cực đoan những thành tựu đó, chưa chú ý tổng kết những cái mới từ sự

vận động, phát triển của thực tiễn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nguyên nhân

của bệnh chủ quan là kém lý luận, lý luận là lý luận suông. Còn do nguồn gốc

lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của con người chi phối.

Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương chính sách

của Đảng và Nhà nước ta, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước

được ổn định và nâng cao, chế độ XHCN ngày càng củng cố và đất nước đã ra

khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và đang có những bước chuyển biến tích

cực trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế – kỹ

thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học – công nghệ trên thế giới lại diễn

ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt được những thành công mong muốn trong

việc tạo ra nền khoa học – công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian

ngắn hay không? Chúng ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các

nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề

đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học – công nghệ

trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là

ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng

cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành

niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực

cả. Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không

phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn

hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì tất

cả các dạng giá trị (giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa. Còn cách

mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần – xã hội, xây dựng mối

quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời

sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của

con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước.

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thắng lợi của công cuộc đổi mới có

được là dựa trên một nền tảng tư tưởng đúng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh mà trong đó sự quán triệt và vận dụng đúng quy luật,

nguyên tắc khách quan là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng.