CHỨNG MINH RẰNG, TRIẾT HỌC MÁC RA ĐỜI LÀ MỘT BƯỚC NGOẶT CÓ ÝNGHĨA C...

3. Chứng minh rằng, triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý

nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại; nó làm cho chủ nghĩa

Mác không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với

thời đại.

Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây

Âu. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng tỏ ra ưu việt hơn so với

các chế độ xã hội khác trong lịch sử. Tây Âu đã trở thành trung tâm của sự phát

triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, và sự phát triển lực lượng sản xuất tạo

ra cơ sở kinh tế cho sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội.

Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển càng sản sinh ra và củng cố trong

lòng nó một lực lượng đối lập là giai cấp vô sản công nghiệp có vai trò to lớn

đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản; nhưng lực lượng này ngày

càng xung đột gay gắt với giai cấp tư sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô

sản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng lớn.s

Để cuộc đấu tranh giai cấp thắng lợi cần phải có một lý luận khoa học dẫn

đường đưa giai cấp công nhân đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh tự giác. Lúc

bấy giờ, lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông, Phuriê,

Ôoen,… không đáp ứng được yêu cầu, lợi ích và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô

sản. Do đó, triết học Mác phải ra đời để đáp ứng được nhu cầu là vũ khí tinh

thần của giai cấp vô sản. Và giai cấp vô sản đóng vai trò là vũ khí vật chất của

Triết học Mác. Hơn nữa, chỉ có triết học Mác mới có khả năng cải tạo chủ nghĩa

xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học.

Sự ra đời của Triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình

phát triển của tư tưởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao

nhất của chủ nghĩa duy vật và của phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát

triển của triết học duy vật trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời

cũng là kết quả của sự phát triển của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với

phép siêu hình, trong lịch sử triết học. Tuy nhiên, tiền đề lý luận trực tiếp cho sự

ra đời của triết học Mác là triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học

Hêghen và triết học Phoiơbắc.

Xuất phát từ quá trình vận động phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, Hêghen

đã trình bày đầy đủ và chặt chẽ hệ thống các tư tưởng (các nguyên lý, quy luật

và phạm trù) của phép biện chứng theo tinh thần duy tâm, thần bí. C.Mác và

Ph.Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí trong triết học

Hêghen nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông. Bằng

thiên tài của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo triệt để phép biện chứng

duy tâm thành phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần

nhận thức các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Xuất phát từ giới tự nhiên vật chất, tìm hiểu các vấn đề về con người và

xây dựng nên chủ nghĩa duy vật nhân bản, Phoiơbắc coi con người – với tư cách

là thực thể của thế giới tự nhiên – là đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông đối

lập chủ nghĩa duy vật nhân bản của mình với triết học duy tâm biện chứng của

Hêghen và trên cả hai bình diện là bản thể luận và nhận thức luận đồng thời đòi

vứt bỏ chủ nghĩa duy tâm và cả phép biện chứng của Hêghen… C.Mác và

Ph.Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, nhưng cũng đồng

thời phê phán tư duy siêu hình, duy tâm về lịch sử của ông. Chính C.Mác và

Ph.Ăngghen là những người đã nhận thức một cách chính xác những thành tựu

và hạn chế của triết học Phoiơbắc, và dựa trên hệ thống triết học này để xây

dựng thế giới quan duy vật biện chứng của mình.

Sự ra đời của triết học Mác còn xuất phát từ những giá trị mà nhân loại

đạt được trong lĩnh vực kinh tế chính trị học Anh (đại biểu là A.Xmít và

Đ.Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh (đại biểu là Xanh

Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen). Nhờ những giá trị tư tưởng trong các lĩnh vực này

mà C.Mác và Ph.Ăngghen thấy rõ nền tảng vật chất của sự phát triển lịch sử xã

hội, sáng tạo nên quan điểm duy vật về lịch sử và dự báo về chủ nghĩa xã hội

hiện thực trong tương lai.

Những thành tựu của: R.Mayer và P.P.Joule đã phát hiện ra định luật bảo

toàn và chuyển hóa năng lượng; Schwann và Schleiden xây dựng học thuyết tế

bào; Darwin xây dựng học thuyết tiến hóa;… đã làm lung lay tận gốc các quan

niệm duy tâm, siêu hình về nhận thức thế giới tự nhiên; đồng thời, khẳng định

các tư tưởng nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của phép biện chứng

duy vật về mọi sự tồn tại trong thế giới (nguyên lý về tính thống nhất vật chất;

nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; nguyên lý về sự phát triển). Khoa học tự

nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề khoa học cho sự ra

đời của triết học Mác; và những khái quát của triết học Mác đã mang lại cơ sở

về thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho các lĩnh vực khoa học cụ thể

trong việc nhận thức thế giới khách quan.

Sự ra đời của triết học Mác là sản phẩm mang tính quy luật của sự phát

triển khoa học và triết học nói riêng, của toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại nói

chung. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen là những thiên tài đã khái quát được toàn

bộ tiến trình lịch sử và văn hóa tinh thần mà loài người đã đạt được, để xây dựng

học thuyết triết học duy vật biện chứng, đáp ứng được nhu cầu nhận thức và cải

tạo thực tiễn xã hội mà thời đại lịch sử đặt ra.V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác…

không nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới. Trái

lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề

mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự

thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong

triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”.