TRIẾT HỌC, TÔN GIÁO, KHOA HỌC LÀ GÌ

1. Triết học, tôn giáo, khoa học là gì? Phân tích mối quan hệ giữa triết

học và tôn giáo; giữa triết học và khoa học; giữa tôn giáo và khoa học.

-

Triết học tồn tại ở dạng tinh thần, nghiên cứu về thế giới, là hệ thống tri thức lý

luận, vai trò, vị trí của con người trong thế giới.

-

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện

thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự

nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Là sản phẩm của con người, gắn với

những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt

bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con

người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng

nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.

-

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học

thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt

hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.

-

Mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo: Sự hình thành thế giới quan tôn giáo là

bước chuẩn bị tư tưởng để hình thành thế giới quan triết học. Lịch sử phát triển

tôn giáo ghi nhận sự phát triển nội dung tư duy triết học và sự biểu cảm của nội

dung đó. Qua từng chặng đường của tôn giáo, chúng ta thấy người cổ đại ngày

càng có tư duy triết học hơn. Hegels nhận xét rằng, trong tôn giáo tiềm ẩn nội

dung triết lý, con đường từ tôn giáo đến triết học là con đường từ lý tính hoang

tưởng đến lý tính khoa học, từ hình thức diễn đạt thông qua biểu tượng đến hình

thức diễn đạt bằng khái niệm. Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, ở đâu phát

triển phong phú tôn giáo thì ở đó hưng thịnh triết học.chúng ta thấy triết học có

một mối quan hệ mật thiết với tôn giáo nói chung, thần học nói riêng. Mối quan

hệ này biến thiên theo dòng chảy của lịch sử, theo sự phát triển tư duy khoa học

và sự thay đổi các quan điểm - thể chế chính trị. Trong mỗi thời đại khác nhau,

triết học có cách luận chứng và giải đáp khác nhau về những vấn đề mà tôn giáo

và thần học đặt ra. Tuy nhiên sự luận chứng và lời giải đáp của triết học duy vật

khác với triết học duy tâm. Nếu triết học duy vật, đặc biệt là triết học duy vật

biện chứng marxist có thái độ và quan niệm đối lập với tôn giáo thì triết học duy

tâm lại là người bạn đồng hành của tôn giáo và thần học. Tóm lại, giữa triết học

và tôn giáo vừa có sự thống nhất lại vừa bao hàm mâu thuẫn; do vậy, lời nhận

xét của Betrand Russell: “Triết học là hình thái tư tưởng nằm ở ranh giới giữa

khoa học và tôn giáo” không phải là không có lý.

-

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học :

Là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động

biện chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động của triết học đến khoa học có thể chia

thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược

lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào

cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan

xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách ra của khoa học và sau

đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học. Tác động của

khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường

thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một

kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế

giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm

trù triết học có thêm những nội dung mới. Sự phát triển của khoa học tự nhiên

nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý

luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên

thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học

đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng

cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học.

Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các

tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính

chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang đặc trưng tư duy tổng hợp. Mối

quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất

của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai

đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên

mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút

ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ

thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới

quan triết học nào.

-

Mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học:

Trong khi khoa học tìm hiểu các quy luật của thế giới vật chất

khách quan thì tôn giáo xác định các giá trị tinh thần và tâm linh của con người;

trong khi khoa học làm nền tảng cho công nghệ thì tôn giáo làm nền tảng cho

đạo đức; trong khi khoa học bận tâm tới đời sống vật chất thì thì tôn giáo bận

tâm tới ý nghĩa và giá trị đích thực của đời người. Nếu quan tâm đến các phương

pháp khoa học, chúng ta sẽ nhận ra thế giới khoa học hoàn toàn không có chỗ

cho lòng trung thành. Trong khoa học, con người liên tục nêu ra các giả thuyết

và kiểm định chúng. Một giả thuyết khi đã thu thập đủ bằng chứng khoa học ủng

hộ các luận điểm của nó sẽ được gọi là lý thuyết hoặc học thuyết. Nhưng ngay

cả các học thuyết tốt nhất cũng không được đặt cao hơn truyền thống hoài nghi.

Trái ngược với khoa học, niềm tin là yếu tố cốt tử của mọi tôn giáo. Người ta có

thể “ủng hộ” một học thuyết khoa học hoặc không ủng hộ, nhưng đối với tôn

giáo thì phải có đức tin để được xem là có sức mạnh tinh thần. Sự đối lập giữa

tôn giáo và khoa học như đã từng xảy ra trong lịch sử thực ra chỉ là một sự đối

lập Giả tạo khi tôn giáo không có thẩm quyền lại lên tiếng về những vấn đề

thuộc phạm vi riêng của khoa học và khoa học lại can thiệp vào những vấn đề

thuộc vào bản chất và đặc trưng của tôn giáo điều đó không có nghĩa là đem tôn

giáo đối lập với khoa học mà là để trả lại tôn giáo và khoa học những chức năng

và vai trò mà chúng vốn có. Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn

giáo mà không có khoa học thì mù quáng.