ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA CÁC MÁC DÙNG ĐỂ CHỈBẢN CH...

Câu 35. Định nghĩa về bản chất con người của Các Mác dùng để chỉ

bản chất của riêng từng cá nhân con người hay dùng để chỉ chung bản chất

của cả giống loài người, tại sao?

C.Mác đã xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất con người không

phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực

của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội".

Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu

tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ

việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ

thấy bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy

vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con

người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát

hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là

phương diện bản chất nhất của con người với tư cách "người", phân biệt con

người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa con

người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã

hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó,

chính là "tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội chính là xã hội của con

người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt

kinh tế, chính trị, văn hóa…

Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì

sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử

của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và

phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Xét từ giác độ nhân

chủng học, tức phương diện bản tính tự nhiên, “người da đen” vẫn chỉ là người

da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ

anh ta mới có thể bị biến thành “người nô lệ”, còn trong quan hệ kinh tế - chính

trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử.

Như thế, không có một bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay

da trắng, nó là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội

trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì do đó

cũng có sự thay đổi bản chất của con người. Cũng do vậy, sự giải phóng bản

chất con người cần phải là hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế -

chính trị - xã hội của nó, thông qua đó mà có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch

sử của con người.

Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những

điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Cần phải từ quan niệm như thế mới có thể

lý giải đúng đắn về khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Sự hạn chế về năng

lực sáng tạo lịch sử của những con người tiểu nông không thể lý giải từ bản tính

tự nhiên của họ mà trái lại cần phải được lý giải từ giác độ tính hạn chế về trình

độ phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội tiểu nông.

Như thế, con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch

sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại cũng

sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa

con người - chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị

quy định bởi chính lịch sử đó. Từ đó có thể thấy hạn chế cơ bản của quan niệm

duy vật siêu hình về bản chất của con người chính là ở chỗ chỉ nhận thấy tính

quyết định của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà không nhận thấy mối

quan hệ sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo hoàn cảnh và do đó cũng

chính là cải tạo bản thân nó. C.Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ

nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục...

cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và

bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm Biện

chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử,

chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng

cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng

làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì

điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng.

Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo hẹp của từ này bao nhiêu

thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy

nhiêu”.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực

tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới

tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng

sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó