CÂU 1. PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ NGƯỜI. TỪ ĐÓ RÚT RA NH...

2.1.2. Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử

Vì:

*Nguồn gốc: thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và XH) trong đó nguồn gốc XH là quyết

định tâm lí con người, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-XH, đạo đức, pháp quyền, mối

quan hệ con người-con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng,

nhóm,…Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con người (như Mark nói: bản chất con

người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các mối

quan hệ XH, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lí người sẽ mất bản tính người.

Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm

thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp

mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống

con người. Từ đó có thể thấy tâm lí người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác

động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.

*Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm

của con người với tư cách là chủ thể xã hội, chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp

một cách chủ động và sáng tạo.

Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con

người nên không có tâm lí người bình thường.

*Cơ chế hình thành: cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua

hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao

tiếp của con người có tính quyết định.

Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng, nhưng sau một thời gian được bố

mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu

và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.

* Tâm lí hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân

đồng. Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời

sống tâm lí cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội

lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.

Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội

biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.

Tóm lại, tâm lí người là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt

động và giao lưu tích cực của mỗi con người trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó

có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể.