CHƯƠNG 1.NHẬN THỨC VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN

4.Các loại nhu cầu

Nhu cầu của con người rât phong phú và đa dạng, có thể phân thành 4 nhóm: nhu cầu vật chất,

nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao đông và nhu cầu giao tiếp.

Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại cơ thể, đây là những nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất

của con người.

Vd: ăn uống,ở, mặc,…

Chính nó thúc đẩy hoạt đông lao đông và sáng tạo của con người, làm ra của cải vật chất.

Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản nhất của con người, nếu nhu cầu này không đươc đáp ứng

thì các nhu cầu khác thì khó có thể đạt được.

Nhu cầu tinh thần, bao gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ.

Nhu cầu vật chất thường gắn liền với nhu cầu tinh thần, con người thường thích ăn ngon hơn,

mặc đep hơn, ở tốt hơn,… đó là nhu cầu thẩm mỹ.

Vd: nghe một bài hát hay, xem một bức tranh đẹp thì ta đã thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.

Nhu cầu thẩm mỹ có thể nói là một động lực quan trọng giúp ta sáng tạo ra cấc tác phẩm nghệ

thuật, giúp cuộc sống của con người trở nên hoàn thiên, thú vị hơn.

Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu mà con người cần có kiến thức về cuộc sống xung quanh mình

như tự nhiên, kinh tế, xã hội,…

Vd: sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học cũng có nghĩa là bạn đang đáp ứng nhu

cầu hiểu biết.

Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu quan trong không thể thiếu để duy trì cuộc sống hàng ngày. Vì

nếu bạn không có chút kiến thức nào về cuộc sống thì chúng ta không thể nào tồn tại đươc.

Nhu cầu lao động là đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động chân tay và hoạt

động trí óc nhằm cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo con người.

Vd: ta làm một kỹ sư hay một thợ may thì nhu cầu lao động của ta được thực hiện.

Nhờ quá trình lao động và thông qua lao động mà tư duy con người ngày càng hoàn thiên và

phat triển từ người nguyên thủy cho đến người hiên đại.

Tuy cung chung sống trong một xã hội nhưng nhu cầu lao đông của mỗi người rất khác nhau,

đó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục.

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan hệ giữa người này và người khác: giữa cá nhân và nhóm,

giữa nhóm này với nhom khác. Thông qua đó mà nhân cách, các mối quan hệ liên quan nhân cách

hình thành và phát triển. Người lãnh đạo cần hiểu rõ nhu cầu này và vận dụng chúng vào quá trình

quản lý, cần lựa chọn hình thức giao tiếp rộng rãi và lựa chọn trong giao tiếp. Trong giao tiếp sẽ

biểu lộ ra cả chỗ mạnh và yếu của con người.

Vd: ta cần trao đổi, tâm sự hay nói chuyện với người thân, bạn bè và mọi người để phát triển

các mối quan hệ trong xã hội đó là nhu cầu giao tiếp.

Nếu nhu cầu lao động giúp con người ngày càng tiến hóa hơn, phát triển hơn, thì nhu cầu giao

tiếp giúp con người mở rộng thêm được kiến thức, phát triển các mối quan hệ xã hội –thứ không

thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Nếu không có nhu cầu lao động và nhu cầu giao tiếp thì con người trở nên ù lì, chậm chạp,

không tiến bộ. Điều này làm con người ngày càng trở về thời kỳ nguyên thủy.

Vậy làm thế nào để hình thanh dược nhu cầu cá nhân? Và cách thức thỏa mãn chúng.

Bốn loại nhu cầu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và nhu cầu này là điều kiện cho sự ra

đời của nhu cầu kia.

Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn taị và phát triển của cơ thể sống. Nó thôi thúc con người

phải lao động và sáng tạo để tạo ra của cải vật chất nuôi sồng bản thân.

Nhu cầu này xuất phát từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, đó là mong muốn được đáp ứng những

nhu cầu cơ bản nhất của bản thân.

Vậy để đáp ứng nhu cầu này, con người cần phải lao động và sáng tạo để tạo ra của cải vật chất

nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.

Đối với nhu cầu thẩm mĩ. Trước hết, phải đáp ứng nhu cầu vật chất. Khi đã đủ ăn, đủ mặc,…

hay được đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì con người mới có những nhu cầu lớn hơn như: ăn

ngon hơn, mặc đẹp hơn, cuộc sống dư thừa hơn…

Nhu cầu thảm mĩ cũng cần đươc nuôi dưỡng, giáo dục từ nhỏ về giá trị thẩm mĩ, gíá trị nghệ

thuật, giá trị nhân văn,…

Muốn hình thành nhu cầu hiểu biết, chúng ta phải trải qua một quá trình học tập, tích lũy kinh

nghiêm sống từ trong cuộc sống.Đó không chỉ là việc học ở nhà trường mà còn từ cuộc sống xã

hội…

Chúng ta được học từ những cái đơn giản: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến: “Học để

biết, học để hiểu, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.

Thường xuyên rèn luyện kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết, bồi dưỡng thêm vốn tri thức

của mình.

Nhu cầu lao động, để có nhu cầu lao động chúng ta cần giáo dục về giá trị lao động. Hình thành

trong mỗi con người khát khao đươc cống hiến tài năng, trí lực của bản thân cho xã hội.Mà bước

ban đầu là lám những điều đơn giản nhất. Bởi nếu chúng ta không biết lao động từ nhỏ thỉ lớn lên

không biết quý trọng giá trị lao động, không biết làm việc trở thành kẻ vô dụng.

Chính vì vậy, nó thôi thúc con người cần phải lao động, và con người đang làm việc là đang

đáp ứng nhu cầu lao động của mình.

Nhu cầu giao tiêp của cá nhân đươc hình thành ngay từ lúc ở trong bụng mẹ. Khi mới ra đời ta

dạy cho trẻ ngôn ngử làm phương tiện giao tiếp, ta nói chuyện với nó,..

Khi trẻ lớn lên, ta cho trẻ đến trường đáp ứng các nhu cầu phát triển toàn diện khác, trong đó

có nhu cầu giao tiếp.

Việc chúng ta đang giao tiếp, nói chuyện hàng ngày với nhau hay làm viêc nhóm… đó là chúng

ta đang tìm cách thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Hơn nữa, qua giao tiếp mà nhân cách của con người

đươc hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện.