CÂU 28. ANH CHỊ NHẬN THỨC NHƯ THẾ NÀO VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN

3.Đặc điểm nhu cầu

Nhu cầu của con người có những đặc điểm sau:

Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng.Trong tâm lí con người, đối tượng cua

nhu cầu được nhận thức dần dần. khi đối tượng cua nhu cầu được nhận thức đầy

đủ, tất yếu phải thực hiện thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người

nhằm tới đối tượng.

Vd: Đói cần thức ăn, khi ta lạnh cần có áo ấm.

Điều này có nghĩa là: thức ăn là đối tượng của nhu cầu ăn, áo ấm là đối tượng

của nhu cầu mặc ấm.

Khi nhu cầu gặp được đối tượng là đặc biệt lúc đó nhu cầu được đối tượng

hóa, làm cho nhu cầu chứa nội dung rút ra từ thé giới xung quanh.

Muốn hướng con người vào một hành vi nhất định, phải nghiên cứu hệ thống

nhu cầu của cá nhân đó, giúp họ ý thức được nhu cầu của họ. Tạo điều kiện gặp gỡ

giữa các nhu cầu, đối tượng. Nói cách khác là phải tìm đối tượng hóa nhu cầu cá

nhân.

Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó

quy định.

Vd: như ta đã biết: tằm thì ăn lá dâu. Nhưng nhà bác học Đacuyn đã thí

nghiệm cho tằm mới nở ăn khoai mì. Đến khi tằm trưởng thành ông cho nó ăn lá

dâu nhưng nó không ăn mà ăn khoai mì.

Như vậy, ở những điều kiện sống khác nhau và chế độ chăm sóc khác nhau

mà nhu cầu của chúng cũng khác nhau.

Nhu cầu có tính chu kỳ: là sự lặp đi lặp lại của một sự việc hay thời gian để

kết thúc một vòng quay, một chu trình.

Vd: hằng ngày chúng ta ăn ba bữa chính, và chu trình đó cứ lặp lại ngày này

qua ngày khách. Điều này là minh chứng cụ thể cho tính chu kỳ của nhu cầu, cụ

thể hơn là nhu cầu vật chất.

Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu

cầu của con người mang bản chất xã hội.

Vd: khi con vật đói mà thấy thức ăn ở trước mặt thì ngay lập tức nó sẽ chạy

tới và tranh nhau ăn để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của nó, nhu cầu của con người

thì lại khác, một người nào đó mặc dù đang rất đói bụng nhưng khi đứng trước

một mâm cỗ tràn trề thì họ phải quan sát trước, sau và nhìn mọi người xung quanh

đẻ mời và xin phép rồi mới ăn. Nếu không được sự cho phép thì họ sẵn sàng nhịn

đói chứ không thể đánh mất lòng tự trọng vì miệng ăn được.

Đó chính là tính xã hội của con người, khác với tính bản năng vốn có của con

vật.