Câu 34. Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quan niệm
về con người trong triết học phương Đông với quan niệm về con người
trong triết học phương Tây và với quan niệm về con người trong triết học
Mác – Lênin. Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về con người vào
việc phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay.
Điểm tương đồng giữa quan điểm về con người trong triết học phương
Đông, phương Tây và triết học Mác- Leenin đó là tất cả đều đi vào tìm hiểu bản
chất, nguồn gốc của con người, cũng như xem xét đến mối quan hệ giữa con
người với thế giới xung quanh.
Điểm khác biệt giữa quan niệm về con người trong các trường phái triết
học này là:
Triết học phương Đông: có rất nhiều các quan điểm về con người được
đưa ra nhằm giải thích về nguồn gốc, bản chất con người... để tìm ra con đường,
phương pháp giải phóng con người. Tuy nhiên các quan niệm về con người
trong triết học phương Đông đều thể hiện yếu tố duy tâm; có pha trộn tính chất
duy vật chất phát ngây thơ trong việc thể hiện mối quan hệ con người với tự
nhiên và xã hội.
Điểm nổi bật của quan điểm về con người trong triết học Ấn Độ là luôn
hướng về đời sống tâm linh, cố gắng đi tìm bản chất và con đường giải phóng
con người, các quan điểm này đều theo hướng duy tâm, nhưng bên cạnh đó có
phái Lôkayata đã có điểm tiến bộ khi có quan điểm duy vật cho rằng con người
được sinh ra từ thế giới vật chất, nhưng quan điểm này còn thô sơ, mộc mạc.
Còn triết học Trung Quốc chỉ quan tâm đến các vấn đề phẩm chất tinh
thần, ý thức, tâm lý, tư tưởng của con người nên các tư tưởng về xã hội- nhân
văn đặc biệt phát triển, còn các tư tưởng về tự nhiên thì lại đơn giản, nghèo nàn.
Triết học phương Tây:
Điểm nổi bật trong triết học phương Tây là tập trung mọi cố gắng để
nghiên cứu con người, vì vậy con người hiện ra một cách khá toàn diện và đặc
biệt đề cao con người, coi “con người là trung tâm của vũ trụ”, “là thước đo của
vạn vật”; chú ý đến những phẩm chất khoa học và tự do của con người.
Triết học Mác – Lênin: thể hiện quan niệm duy vật biện chứng về vấn đề
con người, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, triệt để, cách mạng.
Triết học Mác – Leenin chỉ ra rằng: Con người là một thực thể tự nhiên
mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự
nhiên và xã hội.
Bản tính tự nhiên thể hiện ở chỗ:
+ Con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới
tự nhiên.
+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, chịu sự tác động của những
quy luật tự nhiên, nhưng đồng thời con người cũng tác động trở lại môi trường
tự nhiên, làm biến đổi nó.
Bản tính xã hội thể hiện ở chỗ:
+ Xét về nguồn gốc hình thành, con người là kết quả của sự tiến hóa, phát
triển của thế giới vật chất và nhân tố lao động, chính nhờ có lao động mà con
người vượt qua động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
+ Sự tồn tại của con người chịu sự chi phối của các nhân tố xã hội và các
quy luật xã hội. Và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự
phát triển của xã hội.
C.Mác đã đưa ra quan niệm về bản chất con người là tổng hòa của các
quan hệ xã hội, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn
bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa...
- Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử:
+ Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa của giới hữu sinh.
+ Con người trong quá trình hoạt động thực tiễn, tác động, cải biến giới
tự nhiên nên con người cũng là chủ thể của lịch sử.
Như vậy, triết học Mác – Lênin đã đưa ra quan điểm duy vật biện chứng
về quan niệm con người, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về nguồn
gốc, bản chất và sự phát triển của con người.
Bạn đang xem câu 34. - TONG HOP CAU HOI TRIET HOC 1