TƯ DUY LÝ LUẬN, TƯ DUY BIỆN CHỨNG LÀ GÌ

2. Tư duy lý luận, tư duy biện chứng là gì? Bình luận nhận định của

Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì

không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được

thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”

Trả lời:

Tư duy lý luận

Là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực

khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các

khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các

thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy

luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.

Tư duy biện chứng

Năng lực tư duy biện chứng là một bộ phận cấu thành năng lực tư duy, nó

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chủ thể nhận thức và hoạt động. Năng lực

tư duy biện chứng đòi hỏi chủ thể nhận thức không chỉ có tri thức khoa học sâu

rộng mà còn phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo những tri thức đó vào giải

quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Nhưng để có khả năng vận dụng

những tri thức chung nhất của phép biện chứng duy vật vào giải quyết những

vấn đề cụ thể, đòi hỏi chủ thể nhận thức phải hiểu biết sâu sắc và nắm vững

được phép biện chứng duy vật. Có như vậy mới hình thành được năng lực tư

duy biện chứng.

Như vậy, năng lực tư duy biện chứng là tổng hợp tất cả các phẩm chất

của tư duy ở trình độ cao, khoa học nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức

và thực tiễn đang đặt ra một cách đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu

quả nhất. Muốn vậy chủ thể tư duy phải: Nắm vững các nguyên lý, quy luật,

phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những

nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và

giải quyết những vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra.

Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững

trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ

mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình

thức tồn tại của chính mình”.

Trước đây những dân tộc khác nhau có những nền khoa học phát triển

không như nhau. Tuy nhiên hiện nay, khoa học thuộc về cộng đồng do thế giới

đã hòa nhập.

Đỉnh cao khoa học: tiếp cận những vấn đề phức tạp nhất của giới khoa

học ở thời điểm, giai đoạn đó. Muốn lao vào đối đầu, giải quyết với các vấn đề

khoa học ở đỉnh của sự phát triển thì không thể ko có triết học hướng dẫn.

Các nhà khoa học phải học triết học để nắm vững tư duy lý luận. Vì nó

mang lại tư duy lý luận hay còn gọi là thế giới quan, phương pháp luận giúp cho

các nhà khoa học có khả năng xử lý những vấn đề do khoa học đặt ra.

Ngược lại, khoa học cũng có vai trò rất quan trọng đối với triết học.

Nếu triết học mang đến cho khoa học tư duy lý luận để các nhà khoa học

nghiên cứu và khám phá thế giới thì khoa học cũng mang đến cho triết học

những thành tựu của mình để luận chứng cho những nguyên lý, quy luật phạm

trù của nó. Vì vậy, khi khoa học phát triển và đạt được những thành tựu mới,

buộc triết học phải thay đổi cơ sở lý luận của mình hay hoàn thiện chính mình.

Việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được các

mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng. Thêm vào đó, các thành tựu của

khoa học tự nhiên đã đưa lại những cơ sở khách quan, những kết luận chung cho

tư duy lý luận. Sự phát triển của khoa học nói chung và những phát minh mới

trong khoa học nói riêng sẽ dẫn đến sự mất đi một số khái niệm và đồng thời

xuất hiện một số khái niệm khác. Dĩ nhiên, điều đó không thể xem như là sự đổi

mới thuật ngữ giản đơn của ngôn ngữ. Đó chính là quá trình làm sâu sắc thêm về

tư duy nhờ đó được những hình thức diễn đạt bằng lời tương ứng. Và quá trình

làm “sâu sắc" tư duy đó được gắn liền với việc mở rộng lĩnh vực áp dụng những

hệ ngôn ngữ mới.