DỰA VÀO NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA THỰCTIỄN VÀ LÝ L...

Câu 20: Dựa vào những yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa thực

tiễn và lý luận, phân tích câu nói của C.Mác: “Vũ khí của sự phê phán cố

nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất

chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở

thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.

Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích

mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Là hoạt động vật chất có mục đích của con người: Con người sử dụng

những công cụ vật chất, tác động vào các đối tượng vật chất, mang tính bản chất

của con người, là hoạt động đặc trưng của con người. Con người nhờ vào hoạt

động thực tiễn (có mục đích, có ý thứ) tác động vào tự nhiên nhằm thoả mãn nhu

cầu vật chất của chính mình.

Mang tính lịch sử - xã hội: Thực tiễn là một quá trình vì vậy bản thân nó

luôn vận động và phát triển. Thực tiễn là hoạt động mang tính chất loài. Hoạt

động phải được tiến hành với đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội từ thế

hệ này sang thế hệ kia, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.

Cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người: Thực tiễn là hoạt động vật

chất của con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên thoả mãn nhu cầu vật

chất của con người để tồn tại và phát triển, nó hướng vào cải tạo các quan hệ xã

hội nhằm tạo ra một xã hội ngày càng văn minh, dân chủ, công bằng. ngoài ra nó

còn hướng đến cải tạo bản thân con người đề con người ngày càng hoàn thiện

hơn.

Khái niệm lý luận: Lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ thực

tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện

tượng trong thế giới.

Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận:

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi phải luân quán triệt

quan điểm quan điểm thực tiễn – Việc nhận thức, lý luận phải xuất phát từ thực

tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng

kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với

hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bênh chủ quan, duy ý chí, giáo

điều, máy móc, quan liêu… tức lý luận suông (Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là

mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận; Lý luận hình thành, phát triển phải xuất

phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn)

Vai trò của nhận thức, lý luận đối với thực tiễn đòi hỏi lý luận phải xâm

nhập vào thực tiễn để hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, giải quyết các vấn đề do thực

tiễn đăt ra. Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực

dụng và chủ nghĩa kinh nghiệm. Mặt khác, thông qua thực tiễn lý luận tự điều

chỉnh, hoàn thiện chính mình. (Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp

tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn; Thực tiễn phải được chỉ đạo từ lý luận.)

“Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán

của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất;

nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào

quần chúng”.

Vũ khí của sự phê phán và lý luận là khoa học, tư tưởng khoa học, lý luận

khoa học, còn “sự phê phán của vũ khí và lực lượng vật chất” là hoạt động vật

chất, hoạt động thực tiễn của con người => Lý luận khoa học phải thông qua

hoạt động con người thì mới trờ thành lực lượng vật chất.

Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi

đường: Chính nhờ có lý luận soi đường, hoạt động thực tiễn của con người mới

có hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi

lý luận vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, vạch ra

các phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát

triển các mối quan hệ thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những

hạn chế, thất bại có thể có trong quá trình hoạt động.

Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vân

dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn Lý luận đóng

vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác

định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả

năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi

ro đã xảy ra, những hạn chế những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động.

Như vậy lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiện quả mà còn là cơ sở

để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người. Mặt

khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng liên kết các cá nhân

thành cộng đồng tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng trong cải

tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.