PHÂN TÍCH NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤTGIỮA LÝ LUẬN...

Câu 19: Phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất

giữa lý luận và thực tiễn. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang vận dụng

nguyên tắc này như thế nào trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam?

(Nêu khái niệm lý luận và thực tiễn)

Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận;

lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực

tiễn.

Thực tiễn là cơ sở của lý luận: Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn,

nó là kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của con người. Không có thực tiễn

thì không có lý luận khoa học. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải

làm sáng tỏ, cần phải giải đáp.

Thực tiễn là động lực của lý luận: Hoạt động thực tiễn góp phần làm hoàn

thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội. Thực tiễn mà

trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất đã thúc đẩy các ngành khoa học ra đời,

các lý luận phát triển.

Thực tiễn là mục đích của lý luận: Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng

cao năng lực hoạt động của con người trong thế giới hiện thực khách quan, để

làm được điều đó phải thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn sẽ

biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người.

Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Lý luận chỉ được coi là chân

lý khi nó phù hợp với hiện thực khách quan mà nó phản ánh, và nó được thực

tiễn kiểm nghiệm.

Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển

trong lịch sử; Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận. Hoạt động của con người

muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường: Chính nhờ có lý luận soi

đường, hoạt động thực tiễn của con người mới có hiệu quả và đạt được mục đích

mong muốn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận vì lý luận có khả năng định

hướng mục tiêu, xác định lực lượng, vạch ra các phương pháp, biện pháp thực

hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển các mối quan hệ thực tiễn,

dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, thất bại có thể có trong

quá trình hoạt động.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc này như thế

nào trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam?

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 30 năm qua đã

đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội to lớn và có ý nghĩa lịch sử..

Những thành tựu ấy có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là

Đảng ta luôn quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo

sự nghiệp đổi mới. Bởi lẽ, trên cơ sở quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và

thực tiễn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước không

ngừng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam; những căn

bệnh giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí đã dần được khắc phục.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là

một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận

hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực

tiễn là lý luận suông”. Thấm nhuần tinh thần ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam trong

quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới luôn quán triệt sự thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn. Điều này thể hiện ở những nét chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta thường

xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận cách mạng,

trước hết là đường lối đổi mới.

(Nêu dẫn chứng ngắn gọn về sự đổi mới của Đảng từ Đại hội VI đến Đại

hội IX)

Mỗi kỳ đại hội là một lần Đảng tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện,

phát triển chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ

nghĩa một cách sâu sắc hơn, cụ thể hơn, toàn diện hơn cho phù hợp với điều kiện

tình hình trong nước và quốc tế. Không những vậy, Đảng còn luôn tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn để chỉ đạo phát triển kinh tế nhiều thành phần sao cho không

chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, mỗi kỳ đại hội là một dịp Đảng tổng

kết thực tiễn một cách toàn diện để bổ sung, hoàn chỉnh đường lối đổi mới, nâng

tầm lý luận, làm rõ hơn con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là biểu

hiện sinh động của việc quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong

đổi mới của Đảng.

Thứ hai, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn coi

trong việc nâng cao trình độ lý luận cho toàn Đảng.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng mà không có lý

luận cách mạng khoa học như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ

nam, Đảng ta luôn luôn coi trọng việc nâng cao trình độ lý luận cho toàn Đảng

trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. Đây thực chất là sự quán triệt

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Đảng ta. Bởi lẽ, không có

trình độ lý luận thì không thể tổng kết thực tiễn một cách có lý luận và không

thể định hướng đúng cho công cuộc đổi mới, cũng không thể lãnh đạo sự nghiệp

đổi mới có kết quả.

Thứ ba, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới Đảng thường xuyên,

kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc, sai trái về tư tưởng - lý

luận, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cùng với việc nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên, Đảng ta

cũng thường xuyên, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc, sai

trái về tư tưởng - lý luận, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là sự quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn trong đổi mới của Đảng. Bởi lẽ, đổi mới không phải là từ bỏ

con đường xã hội chủ nghĩa của sự phát triển mà là từ bỏ mô hình chủ nghĩa xã

hội giáo điều, tập trung, quan liêu; là sự lựa chọn biện pháp, cách thức xây dựng

chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế Việt Nam cũng

như quốc tế. Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới cũng là quá trình Đảng ta

tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng -

lý luận; chống lại các chiêu bài "dân chủ hoá"; "tự do hoá"; "đa nguyên chính

trị", v.v..

Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam nói chung, sự

nghiệp đổi mới nói riêng, Đảng ta luôn quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn. Điều này thể hiện ở chỗ, Đảng thường xuyên tổng kết thực tiễn để

bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách cho phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đồng thời, Đảng làm hết sức mình để nâng cao trình

độ lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, để mỗi cán bộ, đảng viên luôn

nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và biết vận dụng

những tư tưởng đó vào điều kiện nước ta. Không những thế, Đảng còn quan tâm

tích cực chỉ đạo cuộc đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ thù về tư

tưởng - lý luận, chỉ ra bản chất sai lầm, phản khoa học, những mục đích sâu xa

của chúng. Trên cơ sở đó, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ sự đúng đắn trong đường lối của mình. Chính vì vậy

mà 80 năm qua, Đảng ta luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng

Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tám

mươi năm qua, đặc biệt là những năm Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng

luôn luôn quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong

lãnh đạo cách mạng.