3. YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ A) KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHẢI CĂN CỨ VÀO...
4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ởtừng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗigiai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kếhoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra,đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên,định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng khônggây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá đượcđúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩnăng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộclòng, nhớ máy móc kiến thức. c) áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lựcphấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thânthiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủđộng, sáng tạo của HS.e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửachữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hànhđộng, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện quaứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trongtừng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuốicùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xácđịnh tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng táihiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệmvụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá. h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà cònđánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phươngpháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm củatừng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằngđiểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV. k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giátrong và đánh giá ngoài. Cụ thể là cần chú ý đến :- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của giađình và cộng đồng.- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơquan quản lí giáo dục và của cộng đồng.- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và củacộng đồng.- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới kiểm tra, đánhgiá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quá trình dạy học, lànhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.