2.1 KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN

1.2.1 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên:

a. Kiểm tra toàn diện giáo viên:

Căn cứ Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quyết định số 16/2008/QĐ-

BGDĐT ngày 16/4/2008 Quy định về đạo đức nhà giáo, Thông tư 17/2012/TT-

BGDĐT ngày 16/5/2012, Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 quy

định về dạy thêm học thêm; việc hưởng ứng cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm

gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”…

Kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm 12/60 giáo viên của trường đạt tỷ lệ

20%. Có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường để có cơ sở

tổng hợp, đánh giá từng cá nhân hoặc bộ phận, tổ chuyên môn, đánh giá nhà trường

theo nội dung tương ứng. Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

+ Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc

chấp hành quy chế của Ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất

lượng ngày, giờ công lao động.

+ Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực;

sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung

thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

- Thực hiện quy chế chuyên môn.

- Kiểm tra giờ lên lớp: Dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại

thì dự tiết thứ 3.( Có thể lấy kết quả các tiết thi GVDG các cấp)

- Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh

giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra việc khảo sát

chất lượng; so sánh kết quả học sinh do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong

trường, dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện tính tích hợp trong giảng

dạy để giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống; việc đổi mới phương pháp dạy

học, đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh; việc ứng dụng CNTT trong giảng

dạy, sử dụng đồ dùng dạy học;…

- Về đánh giá giờ dạy:

+ Theo hướng dẫn đánh giá tiết dạy của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với từng

cấp THCS

Tốt: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đều đạt tốt; kết quả

giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt khá trở

lên.

Khá: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đạt khá trở lên; kết

quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu

cầu trở lên.

Đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ; thực hiện quy chế chuyên môn; kết quả giảng

dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu.

Chưa đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ chưa đạt yêu cầu hoặc thực hiện quy chế

chuyên môn chưa đạt yêu cầu.

+ Biện pháp:

-Xây dựng kế hoạch dự giờ và kiểm tra chi tiết từng tháng với số lượng và người

kiểm tra cụ thể.

- Phân công thành viên ban kiểm tra nội bộ có trách nhiệm kiểm tra giáo viên. Sử

dụng đội ngũ tổ trưởng, giáo viên cốt cán tham gia kiểm tra; những giáo viên chưa

có tiết đều phải tham gia dự giờ

- Trên cơ sở được phân công, các thành viên xây dựng kế hoạch kiểm tra theo nội

dung kiểm tra được phân công (bố thời điểm KT); trình Trưởng ban KTNB phê

duyệt kế hoạch và tiến hành quy trình công tác kiểm tra theo lịch. Làm việc với cá

nhân, bộ phận được kiểm tra để trao đổi dự thảo kết quả kiểm tra; Tổng hợp kết quả

và nộp các báo cáo theo quy định. Riêng để đánh giá tiết dạy, tổ trưởng có thể đề

nghị mời thêm Ban giám hiệu phù hợp về chuyên môn để dự giờ, đánh giá, lưu

phiếu đánh giá, các biên bản, phiếu tổng hợp vào hồ sơ kiểm tra.

+ Chỉ tiêu: 20% số giáo viên đang công tác tại trường.

Ngoài ra kiểm tra đột xuất giáo viên có dấu hiệu vi phạm quy chế và hạn chế về

trình độ tay nghề.

b. Kiểm tra chuyên đề giáo viên:

Kiểm tra định kì hồ sơ giáo án của giáo viên:

Kế hoạch công tác cá nhân (bao gồm kế hoạch năm học, học kỳ và hàng tháng

thể hiện những công việc cần làm, các giải pháp, kết quả đạt được, ...)

- Giáo án.

- Lịch báo giảng.

- Sổ dự giờ.

- Sổ điểm cá nhân.

- Sổ hội họp.

- Sổ kế hoạch cá nhân.

- Sổ chủ nhiệm ( nếu là giáo viên chủ nhiệm).

Thời điểm kiểm tra: 10/11/2018; 20/12/2018; 20/3/2019; 20/5/2019.

Người thực hiện: Phó HT phụ trách chuyên môn chỉ đạo chung và kí xác nhận

của Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn cùng các nhóm trưởng chuyên môn trực

tiếp kiểm tra, ghi nhận xét và kí tên người kiểm tra.

+ Kiểm tra định kì giờ dạy chính khóa của giáo viên:

Số giáo viên được kiểm tra: 36/54= 63%.

Số lượt kiểm tra: 2 lần/năm học.

Thời điểm kiểm tra: Học kỳ I và Học kỳ II

của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn cùng các nhóm chuyên môn trực tiếp kiểm tra,

ghi nhận xét, đánh giá giờ dạy.

+ Kiểm tra định kì giờ dạy dạy thêm của giáo viên:

Số giáo viên được kiểm tra: 38/38 = 100% số giáo viên tham gia dạy thêm.

Thời điểm kiểm tra: Giữa HKI và HKII

Người thực hiện: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.

+ Kiểm tra định kì việc sử dụng TBDH của giáo viên:

Số giáo viên được kiểm tra: 60/60 = 100%.

Thời điểm kiểm tra: Học kỳ I và HK II

- Biện pháp thực hiện: Sử dụng đội ngũ tổ trưởng, giáo viên cốt cán tham gia

kiểm tra; những giáo viên chưa có tiết đều phải tham gia dự giờ...

-Chỉ tiêu: Số giáo viên được kiểm tra: 57/57= 100%.

Số lượt kiểm tra: 4 lần/năm học

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, Kiểm tra việc đánh giá học

sinh đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác, đúng quy định.

- Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.

-Thực hiện Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng

Bộ GDĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.

- Kiểm tra việc đánh giá học sinh theo hình thức đánh giá năng lực học sinh.

kiểm tra

- Chỉ tiêu: Kiểm tra 100% giáo viên trong nhà trường với các nội dung chuyên

đề trên.