KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NHÀ GIÁOTRONG NĂM HỌC TỔ CHỨC KIỂM T...

3. Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáoTrong năm học tổ chức kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường để có cơ sở tổng hợp đánh giá từng cá nhân hoặc bộ phận, tổchuyên môn, đánh giá nhà trường theo nội dung tương ứng.Nội dung kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, nhân viên:a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.100% giáo viên được kiểm tra trong năm học.b. Kết quả công việc được giao:Thực hiện quy chế chuyên môn:Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết (nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3).Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh thông qua điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; khảo sát chất lượng; so sánh kết quả học sinh do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cần chú trọng nâng cao chất lượng kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng yếu kém, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến; Kiểm tra việc vận dụng các tiêu chuẩn quy định để đánh giá giáo viên đúng thực chất; Không chạy theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết điểm; Xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ theo 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Kém.Thường xuyên kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên như: Thực hiện chươngtrình, kế hoạch giảng dạy, soạn giảng, sử dụng thiết bị dạy học, kiểm tra đánh giá họcsinh, …