BÀI 8TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT

3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC NĂNG LỰC HÌNH

THÀNH ĐƯỢC

* Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món

ăn chứa nhiều chất đạm”.

-GV tiến hành trò chơi theo các bước:

-Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài

giám sát đội bạn.

-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên

bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.

Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.

-GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.

-Tuyên dương đội thắng cuộc.

* Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm

động vật và đạm thực vật ?

 Bước 1: GV treo bảng thông tin về giá trị

dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm

lên bảng và yêu cầu HS đọc.

 Bước 2: GV tiến hành thảo luận nhóm theo

định hướng.

-Chia nhóm HS.

-Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin

vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả

lời các câu hỏi sau:

+Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật,

vừa chứa đạm thực vật ?

+Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật

hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?

+Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ?

-Sau 5 đến 7 phút GV yêu cầu đại diện các

nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm

mình. Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý

kiến đúng.

 Bước 3: GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của

mục Bạn cần biết.

-GV kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và

đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất

dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ

quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên

ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn

thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá. Chúng

ta nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa

đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật

quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim

mạch và ung thư.

* Hoạt động 3 : Cuộc thi: Tìm hiểu những

món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung

cấp đạm thực vật.

-GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa

cung cấp đạm thực vật theo định hướng.

-Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị giới thiệu một món

ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp

đạm thực vật với các nội dung sau: Tên món

ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận

của mình khi ăn món ăn đó ?

-Gọi HS trình bày.

-GV nhận xét, tuyên dương HS.