TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG LỜI DẪN VÀO BÀI. TẠO HỨNG THÚ C...

2.Tạo hứng thú cho học sinh bằng lời dẫn vào bài. Ngôn ngữ của lời dẫn vào bài là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức gợi; làthứ ngôn ngữ có thể làm "kinh động" đến tâm hồn đang phẳng lặng, thái độđang thờ ơ của học sinh. Chính vì vậy, lời dẫn vào bài không chỉ định hướngcho các em bài học mới mà còn khiến các em tập trung hơn khi bắt đầu vào tiếthọc.Ví dụ 1: Lời vào bài cho tiết học :“ Phát biểu theo chủ đề” có thể vào bài nhưsau: Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải giao tiếp với những người xungquanh. Ngoài việc giao tiếp trong gia đình, chúng ta còn giao tiếp ngoài xã hội,giao tiếp ở cơ quan….Qua hoạt động giao tiếp, chúng ta bày tỏ suy nghĩ, tìnhcảm của bản thân nhằm thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình.Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta thường thấy có hai hình thức giao tiếp đó là:giao tiếp tự do và giáo tiếp quy phạm. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tiếthọc: Phát biểu theo chủ đề- đây là hình thức giao tiếp quy phạm. Bởi vì cuộcgiao tiếp này được thực hiện trong một thời gian và không gian xác định, ngônngữ đảm tính chính xác và có văn hóa.Ví dụ 2: Lời vào bài cho tiết học :“ Sóng ” của Xuân Quỳnh có thể vào bài như Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngânlên thành biết bao lời thơ . Trong chương trình lớp 11, chúng ta đã được đắmmình trong tình yêu mãnh liệt, rạo rực tràn đầy cảm xúc của “ông hoàng thơtình” Xuân Diệu, chúng ta cũng cảm nhận được nỗi đau đớn trong mối tình đơnphương của Hàn Mặc Tử, một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, mộttình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, và hôm nay chúng ta đến với bàithơ Sóng của Xuân Quỳnh. Ở bài thơ này, chúng ta bắt gặp một cảm xúc tìnhyêu đầy trăn trở khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúcđời thường.Ví dụ 3: Lời vào bài cho tiết học :“ Việt Bắc ” của Tố Hữu có thể vào bài như Tố Hữu đã từng tâm sự: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết vềđất nước và nhân dân tôi như viết về người đàn bà tôi yêu”. Chính vì lẽ đó, mỗichặng đường thơ của ông đều gắn với những chặng đườn cách mạng của dântộc. Mỗi một tác phẩm là tiếng ca hung tráng, là lòng tự hào dân tộc, là trái timđâu đớn khi đát nước bị chia cắt… Bài thơ “Việt Bắc” làmột bài thơ - là một bảntình ca về quê hương Tổ quốc và người dân đất Việt. Ví dụ 4: Lời vào bài cho tiết học :“ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân cóthể vào bài như sau: Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xêdịch”. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìmđến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chấtvàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động. Những trang viết haynhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặcnhững cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời. “Người lái đò sôngĐà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Tác phẩm là những trangvăn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưngcũng rất trữ tình và lãng mạn.Ví dụ 5: Lời dẫn vào bài tiết học về bài thơ “ Đất Nước”( Nguyễn Khoa Điềm)Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau. ( Việt Nam quê hương ta- Nguyễn Đình Thi) Tình yêu quê hương đất nước, tổ quốc là một tình yêu dạt dào, chứa nhiềucảm xúc, không có ngòi bút nào có thể diễn tả nổi. Thông qua những bài thơ hayvề quê hương đất nước, tổ quốc con người, mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được mộtphần rất riêng về tình yêu dành cho quê hương, tổ quốc của mình và nhớ lạinhững buổi chiều tà cùng bạn đi chăn trâu, những chùm khế ngọt, những buổitắm ao, tắm hồ, lắng nghe tiếng sáo, tiếng diều buổi chiều hè ... Tất cả đều lànhững hình ảnh rất đỗi thân thương. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ có mộtcảm nhận về đất nước rất riêng, rất độc đáo bài thơ Đất Nước của Nguyễn KhoaĐiềm. Như vậy, trước khi vào nội dung bài mới, nên có những lời vào bài nhưvậy,sẽ giúp học sinh chú ý ngay từ những phút đầu tiên của tiết học.