GIẢ SỬ EM LÀ TRƯỞNG HOẶC PHÓ PHÒNG THÌ EM CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ ĐỘNG VIÊN...

Câu 6: Giả sử em là Trưởng hoặc Phó phòng thì em có thể làm gì để động viên khuyến khích

nhân viên cấp dưới.

A/ Công nhận thành tích - cách động viên hiệu quả nhất:

Một cuộc nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự: người công nhân sau khi hoàn thành xuất sắc

công việc mong nhận được lời cảm ơn từ giám đốc hơn bất cứ một sự khuyến khích nào khác.

Nhưng rất tiếc, có đến 58% số công nhân trong cuộc nghiên cứu này cho biết giám đốc của họ chưa

hề có một lời cảm ơn với họ.

Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để giảm chi phí. Vậy

thì "công nhận" thành tích quả là một chương trình hấp dẫn... Không giống với bất kỳ sự động viên

nào khác, công nhận thành tích của đội ngũ công nhân thường tốn kém rất ít, thậm chí không hề

tốn kém. Có lẽ chính vì điều đó mà theo một cuộc thăm dò 3.000 ông chủ được tiến hành gần đây,

có đến 2/3 trong số họ sử dụng hay có kế hoạch sử dụng hình thức công nhận đặc biệt. Sự công

nhận đặc biệt phù hợp với công nhận có mức lương thấp vì vừa ít tốn kém vừa nâng cao tinh thần

cho công nhân.

Một công ty cung ứng thực phẩm ở Connecticut đã tặng bằng khen và niêm yết tên công nhân có

thành tích lao động tốt cho toàn công ty được biết.

Một công ty bảo vệ sức khỏe ở Lynbrook, New York, thì trao bằng khen hằng năm cho người chăm

sóc sức khỏe tại nhà, đồng thời mỗi quý đều tặng những món quà như đồng hồ và máy xay sinh tố

cho nhân viên nào đạt điểm cao trong huấn luyện.

Việc khen thưởng bằng hình thức công nhận ngay sau khi một hành động xảy ra sẽ khuyến khích

hành động tương tự được tái diễn. Người giám đốc có thể khen riêng một một công nhân khi anh ta

vừa hoàn thành tốt công việc hoặc có thể gửi thư, email công nhận thành quả đó. Để tăng sự chú ý,

nhà quản lý có thể công khai thành tích đó trước toàn công ty. Còn để tăng cường sự gắn bó và

động viên cho một nhóm công tác, nhà quản lý có thể chúc mừng sự thành công của nhóm hoặc tổ

chức cuộc họp để công nhận thành tích của nhóm.

Cần lưu ý là có những cử chỉ tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn.

Cách phát huy tiềm năng của nhân viên:

Là chủ một doanh nghiệp, bạn phải biết dùng nhiều biện pháp để khai thác tiềm lực của nhân

viên, cũng là cách giúp nhân viên phát hiện những khả năng khác của chính họ. Những biện

pháp dưới đây sẽ giúp ích cho mục đích đó.

Xây dựng gương điển hình. Những người điển hình phải đại diện cho sự mẫu mực, tiến bộ, cụ thể

hoá những phẩm chất mà bạn và nhân viên của mình muốn vươn tới.

Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng. Mục tiêu có thể lấy thực thể làm đối tượng, như sản

lượng, chất lượng, lợi nhuận, giá thành...Cũng có thể lấy tinh thần làm đối tượng như phong cách

làm việc, tư cách đạo đức...Những mục tiêu này giúp nhân viên thấy rõ mục đích cụ thể để vươn

tới.

Quan tâm, chăm sóc, dùng tình cảm để "thu phục" lòng người. Hãy để tâm nhiều hơn không chỉ

công việc mà còn là những khó khăn thực tế của cấp dưới, giúp họ không bị phân tâm khi sáng tạo

và làm việc. Đôi khi, chỉ cần một cái vẫy chào hay một tin nhắn thân tình của bạn có tác động rất

lớn đến tình cảm nhân viên dành cho bạn và công ty.

Thưởng phạt công minh, kịp lúc. Đừng quên những hình thức thưởng phạt cụ thể, đúng mực đối

với nhân viên. Điều đó khiến họ nhận thấy sự đóng góp của họ luôn được ghi nhận. Đừng quá hà

tiện chuyện khen thưởng và không nhất thiết những thành công to tát mới được tuyên dương. Việc

khen thưởng có tác dụng cổ vũ lòng tự tin, kích thích lòng tự hào và vì vậy sẽ kích thích sáng tạo.

Người lãnh đạo gương mẫu. Người chủ có đạo đức, làm việc kỷ luật, hết mình, đặt lợi ích chung

lên lợi ích cá nhân sẽ lôi cuốn được cấp dưới làm theo.

Công bố số liệu, xếp hạng thành tích. Lập bảng xếp hạng và công bố định kỳ kết quả, thứ hạng

của nhân viên cũng là một cách giúp họ nhìn lại hiệu suất làm việc của mình và tạo không khí thi

đua.

B/ Khuyến khích nhân viên của bạn:

Những nhà quản lý thành công luôn biết cách khuyến khích nhân viên của mình. Mặc dù mỗi người

đều có những động cơ riêng thúc đẩy họ nhưng phần lớn đều cho rằng hai thứ quan trọng nhất mà

họ tìm kiếm chính là sự tôn trọng lẫn nhau và được hoà nhập với mọi người.

Khi các nhân viên cảm thấy hài lòng về bản thân, về công việc và về công ty họ sẽ tỏ ra rất hợp

tác. Dưới đây liệt kê những cách tốt nhất mà người quản lý có thể làm để thúc đẩy sự hợp tác của

nhân viên. Nó sẽ không chỉ hữu ích với bạn mà còn với cả những người làm việc cho bạn nữa.

Để nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định: Cho nhân viên của bạn được tham gia quá

trình ra quyết định. Nếu không phải là quyết định làm gì thì cũng là quyết định làm như thế nào,

làm ra sao, hay ai sẽ làm. Hãy để cho họ có vao trò ngày càng nhiều trong quá trình đó.

Luôn thông tin cho nhân viên của mình: Hãy thông báo cho nhân viên nếu có những thay đổi liên

quan trực tiếp đến họ như những thay đổi về chính sách, thủ tục hay nhưng thay đổi về thông tin

sản phẩm hoặc quá trình làm việc.

Nhận biết trạng thái tinh thần của nhân viên: Hãy nhậy cảm với sự thay đổi của nhân viên để biết

được nguyên nhân và thời điểm của những trạng thái đó.

Duy trì mối liên hệ với nhân viên: Hãy luôn sãn sàng tiếp cận với nhân viên, gần gũi và đừng giữ

khoảng cách với họ

Luôn quan tâm đến việc phát triển nhân viên: Người quản lý tốt sẽ luôn chú ý đào tạo, phát triển,

hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên của mình.

Sẵn sàng lắng nghe: Luôn lắng nghe nhân viên của bạn và để ý đến những gì nhân viên bàn luận

với nhau.

Tôn trọng nhân viên: Hãy luôn tôn trọng nhân viên của mình cũng như với bất cứ ai bạn làm việc

cùng.

Tiếp nhận những đề suất: Hãy luôn hoan nghênh những đề suất và sáng kiến đóng góp của nhân

viên. Sẵn sàng tiếp nhận và đưa ra những thay đổi cần thiết nếu những đề suất đó có giá trị.

Góp ý có tính chất xây dựng: Một nhà quản lý hiệu quả luôn biết cách góp ý trên tinh thần xây

dựng chứ không phải dồn nhân viên vào ngõ cụt.

Công nhận nhân viên: Hãy đưa ra những lời ngợi khen nếu họ xứng đáng hoặc hoàn thành tốt công

việc.

Nêu lên trách nhiệm với công việc: Cho nhân viên biết bạn mong đợi gì ở họ và bạn sẽ đánh giá

công việc của họ như thế nào.

Duy trì những tiêu chuẩn trong nhân viên: Nếu bạn cho nhân viên thấy họ đang tạo ra những tiêu

chuẩn cao như thế nào thì họ sẽ trở nên tự tin và cố gắng thể hiện bản thân ở mức đó.