VÌ SAO NÓI QUẢN TRỊ VỪA MANG TÍNH KHOA HỌC VỪA MANG TÍNH NGHỆ THUẬT

Câu 1: Khái niệm Quản trị? Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ

thuật. Lấy một ví dụ thực tiễn để làm rõ.

Cách 1:

A/ Khái niệm: Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được

mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn luôn thay đổi, trọng tâm của quá trình này là sử

dụng có hiệu quả nguồn lực có giới hạn.

Giải thích: Khi cá nhân tự mình hoạt động thì không cần phải làm những công việc quản trị. Trái

lại, công việc quản trị lại cần thiết khi có các tổ chức. Bởi vì nếu không có kế hoạch, không có tổ

chức, không có sự kích thích động viên nhau, cũng như không có một sự kiểm tra chu đáo công việc

của mỗi người, thì mỗi người, mỗi bộ phận trong cùng một tổ chức sẽ không biết phải làm gì, và mục

tiêu chung sẽ không bao giờ đạt được. Tổ chức nào cũng cần làm những hoạt động quản trị, dù tổ

chức đó là một công ty liên doanh, hoặc là một xí nghiệp cơ khí.

B/ Vì sao nói Quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật?

1.

Quản trị mang tính khoa học: Quản trị là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể,

có phương pháp phân tích và có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu. Quản trị học là một khoa

học liên ngành vì nó sử dụng nhiều trí thức của nhiều ngành học khác như kinh tế học, tâm lý

học, xã hội học…

2.

Quản trị là một nghệ thuật:

Người ta xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là

ngưởi nghệ sĩ tài năng chính vì xuất phát từ những cơ sở sau:

-

Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người.

-

Quản trị được học thông qua kinh nghiệm thực tiễn, mà kinh nghiệm thực tiễn lại được hoàn

thiện bởi những con người có tài năng tương ứng.

C/ Lấy một ví dụ thực tiễn để làm rõ:

Cách 2:

A/ Khái niệm: như trên

1.

Quản trị là một khoa học: Tính khoa học của quản trị thể hiện các đòi hỏi sau

Phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, kỹ thuật và xã

hội). Đặc biệt cần tuân thủ các quy luật của quan hệ công nghệ, quan hệ kinh tế, chính trị; của

quan hệ xã hội và tinh thần. Vì vậy, quản trị phải dựa trên cơ sở lý luận của ngành khoa học tự

nhiên, khoa học kỹ thuật như toán học, điều khiển học, tin học, công nghệ học, v.v... cũng như ứng

dụng nhiều luận điểm và thành tựu của các môn xã hội học, tâm lý học, luật học, giáo dục học, văn

hoá ứng xử ...

Phải dựa trên các nguyên tác tổ chức quản trị (về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và

quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị; về vận hành cơ chế quản trị, đặc biệt là xử lý các

mối quan hệ quản trị).

Phải vận dụng các phương pháp khoa học (như đo lường định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý lưu trữ

dữ liệu, truyền thông, tâm lý xã hội ...) và biết sử dụng các kỹ thuật quản trị (như quản lý theo mục

tiêu, lập kế hoạch, phát triển tổ chức, lập ngân quỹ, hạch toán giá thành sản phẩm, kiểm tra theo

mạng lưới, kiểm tra tài chính).

Phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động

hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.

2.

Quản trị là một nghệ thuật:

Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện tượng

trong kinh tế, kinh doanh và trong quản trị; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản trị. Những

mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng) luôn đòi hỏi mà

quản trị phải xử lý khéo léo, linh hoạt. Tính nghệ thuật của quản trị còn phụ thuộc vào kinh nghiệm

và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng người quản lý; vào cơ may và vận rủi, v.v...

Nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội và

các kinh nghiệm được tích luỹ trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho tổ chức,

doanh nghiệp. Đó là việc xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh để chế ngự nó, đảm bảo cho

doanh nghiệp tồn tại, ổn định và không ngừng phát triển có hiệu quả cao. Nói cách khác, nghệ thuật

quản trị kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những “thủ đoạn” trong kinh doanh để đạt mục

tiêu mong muốn với hiệu quả cao.

Nghệ thuật quản trị không thể tìm thấy được đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh doanh và

rất linh hoạt. Ta chỉ có thể nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát tham khảo kinh

nghiệm của các nhà quản trị khác để vận dụng vào điều kiện cụ thể.

Cách 3:

- Quản trị vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật cao.

Bởi quản trị không những đòi hỏi phải hoàn thành các mục tiêu đã đề ra mà phải hoàn thành chúng

với hiệu quả cao nhất có thể được.

a-Tính khoa học của Quản trị thể hiện:

- Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên, xã hội. Điều

đó đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các qui luật khách quan chung và riêng

của tự nhiên và xã hội.

- Thứ hai, trên cơ sở đó mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học, trước hết là triết học, kinh tế

học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học, … và các kinh nghiệm trong thực tế vào thực

hành quản trị.

- Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai

đoạn cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa, người Quản trị vừa phải kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận

dụng một cách linh hoạt những phương pháp, những kỹ thuật Quản trị phù hợp trong từng điều

kiện, hoàn cảnh nhất định.

b-Tính nghệ thuật của quản trị thể hiện:

Nghệ thuật là kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái “mẹo” của quản trị. Nếu khoa học là sự hiểu biết kiến

thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực,

trong từng tình huống. Ví dụ:

- Trong nghệ thuật sử dụng người. trước hết phải hiểu đặc điểm tâm lí, năng lực thực tế của con

người, từ đó sử dụng họ vào việc gì, lĩnh vực gì, ở cấp bậc nào là phù hợp nhất; có như vậy mới

phát huy hết khả năng và sự cống hiến nhiều nhất của mỗi cá nhân cho tập thể.

- Nghệ thuật giáo dục con người. Giáo dục một con người có thể thông qua nhiều hình thức: khen

– chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật

rất cao. Áp dụng hình thức, biện pháp giáo dục không phù hợp chẳng những giúp cho người ta tiến

bộ hơn mà ngược lại làm phản tác dụng, tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng và hành động.

- Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh. Cũng đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Trong

thực tế không phải người nào cũng có khả năng này, cùng một việc như nhau đối với người này

đàm phán thành công còn người khác thì thất bại.

- Nghệ thuật ra quyết định quản trị. Quyết định quản trị là một thông điệp biểu hiện ý chí của

nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt bằng nhiều hình thức như: văn bản chữ

viết, lời nói, hành động, … Ngoài đặc điểm chung của quyết định quản trị mang tính mệnh lệnh,

cưỡng chế ra thì mỗi hình thức của quyết định lại có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như quyết

định bằng lời không mang tính bài bản, khuôn mẫu như quyết định bằng văn bản chữ viết nhưng lại

đòi hỏi ở tính sáng tạo, thích nghi và tính thuyết phục hơn.

-Nghệ thuật quảng cáo. Trước hết là gây ấn tượng cho người nghe, người đọc. Nhưng trong thực tế

không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Có những quảng cáo chúng ta xem thấy vui

vui, thích thú, có cảm tình sản phẩm của họ. Nhưng cũng có quảng cáo lại thấy chán ngán, gây bực

bội, phiền muộn cho người nghe, người đọc, … Vì sao như vậy? Đó chính là nghệ thuật quảng cáo.

“Nghệ thuật vĩ đại nhất của nghề quảng cáo, là ấn sâu vào đầu óc người ta một ý tưởng nào đó

nhưng bằng cách thức mà người ta không nhận thấy được điều đó - khuyết danh” (trích trong “Lời

vàng cho các nhà doanh nghiệp” – nhà xuất bản trẻ năm 1994)

- Nghệ thuật bán hàng: “Nghệ thuật bán tức là nghệ thuật làm cho người mua tin chắc rằng họ có

lợi khi họ mua - SHELDON” (trích: “Lời vàng cho các nhà doanh nghiệp” – nhà xuất bản trẻ năm

1994).

Nghệ thuật là cái gì đó hết sức riêng tư của từng người, không thể “nhập khẩu” từ người khác. Nó

đòi hỏi ở người quản trị (mà trước hết là người lãnh đạo) không những biết vận dụng có hiệu quả

các thành tựu khoa học hiện có vào hoàn cảnh cụ thể của mình mà còn tích lũy vốn kinh nghiệm của

bản thân, của người khác để nâng chúng lên thành nghệ thuật – tức biến nó thành cái riêng của

mình.