MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊTỪ NHẬN DIỆN NHỮNG VIỆC HẠN CHẾ, T...

5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊTừ nhận diện những việc hạn chế, thời cơ và thách thức tính đến yêu cầu về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 về nguồn nhân lực, quản trị nhân lực yêu cầu của cách mạng 4.0, bản thân mỗi người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải thực hiện các giải pháp sau để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển sang giai đoạn cách mạng 4.0.Điều cốt yếu quyết định để tạo ra nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả trong giai đoạn cách mạng 4.0 là phải có các nhà quản trị nhân lực giỏi, đủ năng lực, phẩm chất để tạo nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong giai đoạn cách mạng 4.0.Theo lý thuyết lãnh đạo hiện đại dựa trên nền tảng cấu trúc nhóm [5], thì nhà quản trị nhân lực phải thay đổi tư duy quản trị nhân lực theo hướng tổ chức phải được coi như một hệ sinh thái trong đó gồm các mối liên kết theo dạng “Team of Teams” và thúc đẩy mạnh mẽ các mối liên kết để đảm bảo gắn kết các nhóm, các nhân viên gắn kết với nhau chặt chẽ thực hiện mục tiêu chung và qua đó thực hiện được mục tiêu của mỗi nhóm, mỗi cá nhân.Tư duy quản trị nhân lực phải thay đổi theo hướng gắn kết các cấu trúc nhân lực và tạo môi trường điều kiện cho sự gắn kết các cấu trúc nhân lực và phát triển tài năng, sự sáng tạo cho đội ngũ nhân viên thay vì sự chỉ đạo tập trung, cứng nhắc.Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực cần gọn nhẹ, linh hoạt thay vì “Quản” và “Trị” nhân viên cần phải chuyển hướng sang nhà cung cấp dịch vụ quản trị nhân lực, nhà tư vấn. Đẩy mạnh việc thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm quản trị nhân lực, lựa chọn các nhà quản trị được đào tạo bài bản, trong đó đặc biệt chú trọng có các kỹ năng mềm. Đẩy mạnh việc sử dụng hình thức “Outsuorsing” (thuê ngoài) các chuyên gia giỏi, các tổ chức quản trị nhân lực giỏi trong tuyển dụng, đào tạo, tư vấn trả lương, đánh giá các chương trình, chiến lược nguồn nhân lực để đảm bảo tận dụng được các chuyên viên giỏi nhất, tốt nhất và hiệu quả trong hoạt động quản trị nhân lực, áp dụng các giải pháp e-HRM.Đẩy mạnh truyền thông nhân lực và đào tạo nhân lực trong nội bộ, coi trọng và cập nhật đào tạo các kỹ năng mềm.Các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng về kinh phí và thời gian cho đào tạo nhân lực mà trước hết coi trọng đào tạo các nhà quản trị nhân lực bài bản dưới các hình thức và phương pháp phù hợp với điều kiện làm việc mới của cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường đội ngũ chuyên gia, cố vấn kèm cặp cho cán bộ chủ chốt về quản trị chung và quản trị nhân lực, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận để chủ động nguồn nhân lực quản trị cho tương lai. Một hình thức đào tạo nội bộ khá hiệu quả là thông qua website nội bộ của doanh nghiệp, thu hút đầy đủ nhân viên tham gia trao đổi, học hỏi các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành, nghề, công việc.Bên cạnh việc đào tạo các kiến thức, theo Giáo sư Sophie Pine – Đại học Paris Descartes, chuyên gia nghiên cứu giáo dục và công nghệ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia của Pháp thì những năm tới cần coi trọng đào tạo các kỹ năng quan trọng nhất và ngay bây giờ để đáp ứng cho kỷ nguyên cách mạng 4.0 là:(1) Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.(2) Tư duy phản biện(3) Sáng tạo(4) Quản trị con người(5) Khả năng phối hợp với mọi người(6) Thông minh cảm xúc(7) Kỹ năng phán đoán, ra quyết định(8) Định hướng dịch vụ(9) Kỹ năng đàm phánVà cuối cùng là khả năng nhận thức linh hoạtThu hút và giữ chân người tài bằng các chương trình, chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện doanh nghiệp. Theo nguyên lý 20/80, doanh nghiệp cần coi trọng xây dựng và duy trì, phát triển đội ngũ 20% nhân lực cốt lõi, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với những người này cần có chính sách đãi ngộ mang tính cạnh tranh, phù hợp với năng lực và sự cống hiến của họ. Đẩy mạnh việc dân chủ hóa, ủy quyền, phân quyền đảm bảo phát huy tính tự chủ, sáng tạo và khuyến khích sự cống hiến của họ cho tổ chức, xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức cũng như tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt, thúc đẩy sự sáng tạo của họ.Đẩy mạnh việc cập nhật các công nghệ mới và các ứng dụng xử lý công nghệ qua Big data, Internet và robot hóa trong quá trình sản xuất. Bên cạnh việc đào tạo cập nhật, đào tạo lại nguồn nhân lực để quản lý các công nghệ này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các nguồn lực khác như: vốn, trang bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ… để sớm đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ thế giới, đảm bảo năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Kiến nghị: Nhà nước và các Bộ, ngành cần ban hành và hoàn thiện thể chế, chính sách cho việc triển khai cuộc cách mạng 4.0 trong toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 cần quyết liệt trong triển khai thực hiện trên thực tế, có chính sách hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế nói chung và các tổ chức, doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng 4.0 ở doanh nghiệp và trong quản trị nguồn nhân lực của tổ chức, đoanh nghiệp.Kết luận: Việt Nam chuyển sang kỷ nguyên cách mạng 4.0 từ xuất phát điểm khá thấp, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng thấp, quản trị nhân lực còn chưa cập nhật với yêu cầu đòi hỏi của cách mạng 4.0, năng lực quản trị nhân lực còn những hạn chế, bất cập. Do đó cần phải có bước đi thích hợp, cụ thể trên cơ sở tận dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và quản lý, quản trị nhân lực mới đảm bảo sự thành công trong cách mạng công nghiệp 4.0.TÀI LIỆU THAM KHẢO: