KHÁI QUÁT VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆPCHO ĐẾN NAY XÃ HỘI...

1.1. Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệpCho đến nay xã hội loài người đã trải qua 03 cuộc cách mạng công nghiệp và đang diễn ra cuộc cách mạng thứ 4. Các cuộc cách mạng này đã làm thay đổi toàn diện lĩnh vực sản xuất và các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, văn hóa – xã hội qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người.Cuộc cách mạng thứ nhất (cách mạng 1.0) bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Anh với sự ra đời của máy hơi nước kéo theo sự phát triển của hệ thống đường sắt, phát triển nông nghiệp nhờ các nghiên cứu về sinh học, canh tác … dẫn đến sự tăng trưởng nhanh của nước Anh và Tây Âu.

1

Email: [email protected], Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.

Cuộc cách mạng 2.0 diễn ra ngay sau cách mạng 1.0, bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong, điện năng được sử dụng nhiều hơn và kỹ thuật có những phát triển vượt bậc, sự ra đời của điện thoại, truyền hình đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống kinh tế - xã hội, xuất hiện các dây chuyền sản xuất, tự động hóa và các tiêu chuẩn chất lượng.Cuộc cách mạng 3.0 bắt đầu từ 1969 với sự xuất hiện của cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính, Internet và các thiết bị công nghệ cao được sử dụng rộng rãi, cuộc cách mạng 3.0 được kết thúc vào cuối thế kỷ XX.Cuộc cách mạng 4.0 bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI và thực sự bắt đầu từ năm 2010 với những thành tựu khoa học, kỹ thuật vượt bậc với cách mạng số, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống tự động kết nối cao, công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghiệp đem lại năng suất và các thu nhập vượt trội; Cũng như các cuộc cách mạng trước đây, cách mạng công nghiệp tác động lan tỏa đến sự phát triển các ngành khác trong nền kinh tế.Sự phát triển của các cuộc cách mạng trên cho thấy: các cuộc cách mạng diễn ra có xu hướng nhanh hơn, thời gian tồn tại ngắn hơn và để tránh nguy cơ tụt hậu các nước cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực một cách chủ động, nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của từng cuộc cách mạng, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các cuộc cách mạng công nghiệp.