1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỚC THỀM CHUYỂN SANG CÁCH M...

3.1. Khái quát thực trạng nguồn nhân lực trước thềm chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta Theo Tổng cục Thống kê, đến quý II/2017 lao động Việt Nam có việc làm là 53,4 triệu người, số người thất nghiệp khoảng 1,08 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động được đào tạo từ 3 tháng trở lên là 11,78 triệu người và số người được đào tạo có trình độ từ Trung cấp trở lên không tìm được việc làm là hơn 351 nghìn người, trong số này, số người tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm là 183,1 nghìn người. Điều đó cho thấy: tỷ lệ lao động Việt Nam qua đào tạo rất thấp chỉ xấp xỉ 20% tổng số lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp cao ở những lao động được qua đào tạo cho thấy chất lượng đào tạo thấp, còn lệch về cơ cấu nguồn nhân lực, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, kèm theo đó những kỹ năng cứng trong môi trường tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và các kĩ năng mềm rất cần thiết cho hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0 rất yếu và chưa được coi trọng đúng mức như: ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp, hợp tác, kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp … WB đánh giá chất lượng lao động Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 quốc gia châu Á được khảo sát và có khoảng cách khá lớn trong khu vực ASEAN (Chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanma). Như vậy so với yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của cách mạng công nghiệp 4.0 thì nguồn nhân lực Việt Nam còn ở một khoảng cách khá xa, Quản trị nhân lực phải tập trung mạnh mẽ vào các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, mà thời gian dành cho hoạt động đào tạo mới, đào tạo lại và nâng cấp có thể tính hàng chục năm nếu tính đến thực tế chúng ta mới đang ở giai đoạn 3.0-3.5 [1], [2].