THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NHÂN L...

4. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN SANG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAMThời cơ: Nhân lực Việt Nam có những phẩm chất tốt như thông minh, nhanh nhẹn, cần cù, chịu khó và năng động nên đây là những yếu tố rất cơ bản để nâng cao năng lực bản thân, thích nghi với điều kiện mới của cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với đó, với sự phát triển của công nghệ, công nghệ thông tin, nhân lực Việt Nam có thể tự mình thực hiện việc tự đào tạo qua Internet, kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, sự kèm cặp hướng dẫn của cấp trên, các chuyên gia. Thêm vào đó là sự thay đổi trong nhận thức và hành động quản trị nhân lực của các tổ chức quản lý nhà nước, doanh nghiệp và sự thay đổi về đào tạo, đào tạo lại đáp ứng nhu cầu nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0 ở hệ thống giáo dục, đào tạo của Trung tâm đào tạo, trường nghề; đặc biệt có thể học dưới hình thức e-learning của các cơ sở đào tạo tiên tiến, có chất lượng cao trên thế giới hoặc các dạng liên kết đào tạo trong nước và quốc tế cùng với quyết tâm của chính phủ trong đổi mới quản lý nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng. Những thay đổi trong chính sách đào tạo, coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, bố trí sử dụng coi trọng năng lực thực tế, chính sách đãi ngộ hợp lý, thoả đáng, chính phủ đồng hành cùng Doanh nghiệp, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế với khu vực và thế giới sẽ là những cơ hội lớn cho phát triển nguồn nhân lực và đổi mới quản trị nhân lực theo yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.Nhờ Internet với nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ mà việc tìm kiếm nhân lực, nhân tài thích hợp cũng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn, cũng như việc áp dụng các phần mềm tự động hóa những hoạt động quản trị nhân lực cũng thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, giúp việc ra các quyết định nhanh chóng, chính xác hơn nhờ các phương pháp thu thập và xử lý thông tin khoa học.Thách thức chủ yếu đối với nguồn nhân lực Việt Nam là chất lượng thấp, ngay cả trong giai đoạn hiện tại mà nhiều chuyên gia đánh giá chúng ta mới đang ở trong giai đoạn cách mạng 3.5 [4].Nhân lực Việt Nam đang có những bất hợp lý như về số lượng, chất lượng thấp và lệch về cơ cấu dẫn đến thất nghiệp cao, có tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Hệ thống các cơ sở đào tạo, nhất là đào tạo trình độ cao còn hạn chế so với thế giới cũng như trong khu vực.Đội ngũ nhà quản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp hầu hết chưa được đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu của quản trị nhân lực 4.0. Khả năng khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ cho quản trị nhân lực còn yếu.Việc chuyển biến từ nhận thức sang hành động của các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, còn tình trạng trên nóng, dưới lạnh, nhất là năng lực đội ngũ quản lý.