2.1.4. SỬ DỤNG KIỂM TRA MIỆNG ĐỂ HOÀN THIỆN KIẾN THỨC HỌC SINH. KHI...

7.2.1.4. Sử dụng kiểm tra miệng để hoàn thiện kiến thức học sinh

. Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây:khi một hay jai học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì vàlàm như thế nào.Trong khi hỏi một học sinh trên bảng mà không dùng cách kiểm tra phốihợp thì tất cả các học sinh đều phải tập trung chs ý để nghe các câu trả lời của bạn đang được kiểm tra.Trong khi kiểm tra bài của học sinh thì giáo viên phải có cách để thu hút được các học sinh khác cùng tham gia để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo viên hỏi đáp với một người.Giáo viên đặt hệ thông câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ và huy động kiến thức, như thế thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học sinh trong lớp. Để làm được việc đó thì sau khi học sinh trả lời xong thì giáo viên có thể hỏi cả lớp như sau:”trả lời như vậy có đúng không?” “tất cả các em có đòng ý với cau trả lời đó của bạn không?” “ có điểm nào sai hoặc thiếu không?” cần chú ý sao cho việc lôi kéo cả lớp nhận xết câu trả lời của em được kiểm tra không gây khó khăn cho em đang trả lời.Sau đó giáo viên có thể đặt câu hỏi phụ cho em học sinh đó và lại yêu cầu các em khác cho nhận xét,có thể gọi cả những học sinh không dơ tay và cần thiết thì tỏ rõ thái độ đồng tìnhhoặc là không đòng tình với những câu trả lời đúng hoặc sai.