2.1.3. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG KIỂM TR...

7.2.1.3. Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong kiểm

tra miệng

. Có thể sử dụng 3 cách sau đây: + Cách thứ nhất: Học sinh sẽ làm thí nghiệm hoá học hay sữ dụng phương tiện trực quan theo trình tự trả lời trên cơ sỡ câu hỏi của thầy giáo đề ra.Khi dùng cách thứ nhất thì có thể dựa vào các mẫu chất, các bảng tranh vẽ và làm thí nghiệm để nhớ những điều đã học mà nếu không có chúng thì họ không nhớ được;hơn nữa các em có thể biết yêm được một số kiến thức mà trước khi các em sử dụng phương tiện trực quan thì các em chư biết. + Cách thứ hai: Sau khi trả lời xong học sinh sẽ làm thí nghiệm hoá học hay sữ dụng phương tiện trực quan.Có thể coi như học sinh trả lời hai lần câu hỏi đã cho: lần đầu tiên khôg dùng các phương tiện trực quan, sau đó sử dụng chúng để làm sáng tỏ những điều vừa trình bày.Khi ta sử dụng cách thứ hai thì ta có thể tránh được hầu hết các thiếu sót ở trong cách thứ nhất.Bằng cách so sánh câu trả lời của học sinh trước khi sử dụng thia nghiệm và các phương tiện trực quan với câu trả lời của chính học sinh đó sau khi làm thí nghiệm hoặc sử dụng phương tiện trực quan để minh hoạ, giáo viên có thể nhận rõ được trình độ kiến thức của học sinh,tránh được việc đánh giá qua cao hay qua thấp. + Cách thứ ba: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra, nhưng không được sử dụng các phương tiện trực quan để kiểm tra lại câu trả lời mà phải kiểm tra xem là phương tiện trực quan đưa ra đã đúng hay chưa.Và sau đó giáo viên sẽ đưa ra câu trả lời chính xác. Để thấy rõ được năng lực thực sự của học sinh thì cần cho các em làm các ví dụ, bài tập để vận dụng kiến thức.