CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM

3. Câu hỏi trắc nghiệm có những ưu điểm:

- Trắc nghiệm trong một thời gian ngắn xác định và kiểm tra được

nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức

nên có thể hạn chế khuynh hướng xác định kiến thức dàn trải mông lung.

- Trắc nghiệm bảo đảm tính khách quan, chính xác tốn ít thời gian thực

hiện.

- Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực của học sinh, học

sinh có thể tự tin với câu trả lời của mình.

- Trắc nghiệm có thể giúp học sinh trao đổi, thảo luận tại chỗ để đi đến

quyết định đúng.

- Trắc nghiệm giúp đa số học sinh xác định được kiến thức đúng,

chuẩn, khắc sâu trong trí nhớ học sinh, hạn chế việc học ở nhà.

* Phương pháp trắc nghiệm có một số nhược điểm lưu ý khi sử

dụng:

- Trắc nghiệm “đúng, sai” có thể gây ra những biểu tượng sai lầm, bất

lợi cho đầu óc trẻ, nên hạn chế việc đưa ra những câu dẫn chưa đứng những

sai lầm.

- Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn có thể học sinh lựa chọn đúng một

cách ngẫu nhiên, chưa có nhận định rõ ràng nhưng cứ đánh chọn câu.

- Trắc nghiệm chỉ rèn trí nhớ máy móc, không phát triển tư duy. Tuy

nhiên nếu người soạn trắc nghiệm có trình độ chuyên môn cao và kinh

nghiệm sư phạm phong phú thì các câu trắc nghiệm sẽ đòi hỏi phải tư duy

phân tích so sánh, cụ thể hoá, trừu tượng hoá.

Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật, trắc nghiệm

đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng

những loại hình thích hợp.

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Ở nước ta trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã có những công trình vận

dụng trắc nghiệm và kiểm tra kiến thức vào những năm 90 của thế kỷ XX

theo hướng đổi mới việc kiểm tra đánh giá. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra

phương pháp trắc nghiệm vào trong các trường Đại học.

Từ năm học 2002-2003 cùng với việc thay đổi sách giáo khoa và

phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương pháp kiểm tra

trắc nghiệm đối với các lớp 6, 7, 8, 9. Để đáp ứng với yêu cầu trên trong quá

trình giảng dạy, cùng với những phương pháp đặc trưng của bộ môn bản thân

“tích cực sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giờ dạy lịch sử” nhằm làm

cho học sinh quen dần với đề thi trắc nghiệm (nhất là lớp 6) cũng như góp

phần làm cho tiết dạy thêm sôi động, phong phú, học sinh tích cực hoạt động.

V. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

Để tiến hành sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong một tiết dạy tôi

đưa ra những giải pháp sau: