VỚI ĐỀ TÀI “TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TRẮC NGHIỆM TRONG GIỜ DẠYLỊCH SỬ” BẢN THÂN KHÔNG PHẢI DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀY CHO MỘT TIẾT DẠY HAYMỘT BÀI DẠY CỤ THỂ MÀ BẢN THÂN SỬ DỤNG XEN KẼ CÙNG VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁPKHÁC CỦA BỘ MÔN

2. Giới hạn đề tài:

Với đề tài “Tăng cường sử dụng phương trắc nghiệm trong giờ dạy

lịch sử” bản thân không phải dùng phương pháp này cho một tiết dạy hay

một bài dạy cụ thể mà bản thân sử dụng xen kẽ cùng với các phương pháp

khác của bộ môn. Đề tài có thể sử dụng bình thường như mọi phương pháp

của bộ môn. Trong một bài dạy bản thân có thể áp dụng một hoặc vài ba cây

hỏi dạng trắc nghiệm, có bài có thể không sử dụng, nói chung người dạy có

thể áp dụng khi nào thấy cần thiết phù hợp, đảm bảo được tính tích cực của

học sinh, đảm bảo được tính lôgích, tính khoa học của bài dạy.

III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học

sinh trong hoạt động học tập. Việc người giáo viên tổ chức một tiết dạy phát

huy được tính tích cực chủ động của học sinh có ý nghĩa rất lớn, không những

giúp học sinh khai thác, nắm vững được kiến thức mà còn giúp học sinh điều

chỉnh được hoạt động của mình, người giáo viên điều chỉnh được hoạt động

dạy học; với phương pháp này ít nhiều nó cũng được học sinh thực hiện một

phương pháp thảo luận (khi giáo viên đưa câu hỏi trắc nghiệm, học sinh có

thể trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đến kết quả cuối cùng) giúp tiết học luôn

sôi nổi.