CÂU 31. TRONG CUỘC SỐNG MỖI NGƯỜI LUÔN ĐẶT RA CHO MÌNH MỘT MỤC TIÊU NH...

5. Kết luận

Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải

xem xét trên một số khía cạnh sau:

Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự

việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.

Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt

động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.

Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức

của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình

hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động

của con người thì cũng cô bấy nhiêu loại năng lực.

Khi đánh giá năng lực của 1 con người, không chỉ dựa vào kết quả cv mà còn phải

dựa vào nhiều yếu tố như: cách thức hoàn thành công việc; tính độc lập và tính độc

đáo khi hoàn thành công việc; tính sáng tạo, tính khoa học của phương pháp thực

hiện, hiệu suất thực hiện, thời gian hoàn thành, mức độ kết quả công việc…

Năng lực của con người gắn liền với sở thích người đó. Vì vậy sự hứng thú đối với

một loại công việc nào đấy thường nói lên người ấy có năng lực về mặt hoạt động

đó. Năng lực không chỉ thực hiện trong những hoạt động lao động trí óc mà ngay

cả trong hoạt động lao động chân tay.

Năng lực cá nhân chỉ có thể được hình thành và phát triển trong sự HĐ lđ, sự rèn

luyện, bồi dưỡng của cá nhân và khuyến khích của XH. Yếu tố bẩm sinh, di truyền

chỉ là 1 phần nhỏ. Quan điểm cho rằng năng lực chỉ là sở hữu bẩm sinh, định mệnh

của một người nào đó theo thuyết nguồn gốc sinh học thuần túy và duy nhất là sai

lầm. Mỗi chúng ta cần nhận thức được năng lực của mình và rèn luyện, học hỏi,

phát huy tính chủ động, sáng tạo…ren luyện và phát triển năng lực bản thân.

Trong quản lý việc phát hiện được năng lực của một người, sắp xếp đúng người,

đúng việc và đúng theo năng lực, tạo điều kiện cho người đó phát huy năng lực của

người đó trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, có chế độ đãi ngộ, khen

thưởng động viên, khuyến khích là một công việc cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa.

Tóm lại, năng lực cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tư chất, giáo dục, môi

trường, hoạt động, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tính cách…các yếu tố có tác động qua

lại lẫn nhau và tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Chúng

cần rèn luyện, bồi dưỡng, luôn luôn học hỏi, nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,

tìm kiếm cho mình những cơ hội, điều kiện để phát triển năng lực. Đặc biệt trong

thời kì xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì vai trò của năng lực là vô

cùng quan trọng và cần thiết để tồn tại và thành công.