CÂU 31. TRONG CUỘC SỐNG MỖI NGƯỜI LUÔN ĐẶT RA CHO MÌNH MỘT MỤC TIÊU NH...

2.Đặc điểm của năng lực

Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợp

những thuộc tính cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt

động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả tốt, những

thuộc tính đó bao gồm cả những đặc điểm tâm lý như tư duy, trí tuệ, kỹ năng, kỹ

xảo,..và những đặc điểm sinh lý như hệ thần kinh. Những điều này không đồng

nghĩa là nó bao gồm toàn bộ thuộc tính cá nhân mà chỉ có những thuộc tính phù

hợp với yêu cầu của hoạt động và trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó có kết

quả cao. Ví dụ như người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cần sự phát âm tốt và

sự phát triển của cơ quan thính giác; người họa sĩ cần sự phát triển của thị giác, trí

nhớ không gian…Theo nhà tâm lý học Liên Xô AG. Gôvaliop thì năng lực bao

gồm ba nhóm thuộc tính là thuộc tính chủ đạo, thuộc tính cơ sở làm chỗ dựa và

thuộc tính hỗ trợ làm nền.

Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều

kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay

trong chính hoạt động ấy. Trong đa số hoạt động có một thực tế là bất kỳ người

bình thường nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kỹ năng. Song trong những

điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những

kiến thức, kỹ năng ở những mức độ với những tốc độ, nhịp độ khác nhau. Có thực

tế trên là do năng lực của mỗi người khác nhau. Ngoài ra trong một số lĩnh vực

hoạt động chỉ những người có khả năng nhất định mới có thể đạt được kết quả.

Năng lực của mỗi cá nhân cũng đồng thời gắn với trình độ phát triển của xã

hội. Năng lực là sản phẩm của lịch sử. Sự phân công và chuyên môn hóa lao

động dẫn đến sự phân hóa và chuyên môn hóa năng lực người. Mặt khác mỗi khi

nền văn minh nhân loại dành được những thành tựu mới thì lại xuất hiện ở con

người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây bây giờ mới chứa

đựng một nội dung mới. Ví dụ: Gắn với sự phát triển của thời đại ngày nay,nhu cầu

về năng lực về tin học là không thể thiếu. Hay sau những thành tựu của hai cuộc

cách mạng khoa học kĩ thuật thì những loại máy máy móc đã dần thay thế lao động

chân tay của con người, nhưng nó cũng đặt ra vấn đề là chúng ta phải có năng lực

để điều khiển chúng.

Năng lực khác với năng khiếu. Năng khiếu là năng khiếu là tập hợp những tư

chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng

lực. Năng khiếu có thể phát triển thành năng lực cũng có thể không. Chỉ thông qua

quá trình hoạt động, học tập, rèn luyện thì năng khiếu mới có thể trở thành năng

lực. Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng

khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh

vực ấy và ngược lại. Ví dụ: Thiên tài âm nhạc Môda, từ nhỏ năng khiếu về âm

nhạc của ông đã được cha ông nhận ra và ông đã được sự dạy bảo của cha ông, cha

ông luôn dành những điều tốt nhất cho ông và bằng sự nổ lực của chính ông đã tao

nên thiên tài âm nhạc Môda.