CHƯƠNG 1.NHẬN THỨC VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN

Câu 34: Phân tích các yếu tố và điều kiện hình thành năng lực cá nhân. Nhận

thức đó gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác.

I. Năng lực là gì?

- Là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu

đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm bảo đảm việc hoàn thành có kết

quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.

- Năng lực có 3 mức độ: năng lực, tài năng, thiên tài, năng khiếu.

+ Năng lực: chỉ mức độ nhất định, biểu thị sự hoàn thành có kết quả tốt trong

một lĩnh vực hoạt động nào đó.

+ Tài năng: là mức độ cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách có sáng tạo

hoạt động nào đó.

+ Thiên tài: là mức độ cao nhất, đến mức hoàn hảo.

+ Năng khiếu: là một loạt năng lực quy định sự thành công đặc biệt ở hoạt

động nào đó của con người nào đó, mà thông qua đó làm cho người này khác

với người khác cũng hoạt động trong những điều kiện như vậy.

- Các loại năng lực: tiềm tàng, hiện thực, tự nhiên, xã hội.

- Cũng có thể chia năng lực thành 2 loại:

+ Năng lực chung: dùng cho nhiều hoạt đồng khác nhau.

+ Năng lực riêng: dùng đáp ứng cho mọi loại hoạt động, một lĩnh vực riêng

biệt.

II. Các yếu tố và điều kiện hình thành năng lực cá nhân

1. Tư chất:

- Là đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẩusinh lý và những chức năng của

chúng được biểu hiện trong những hoạt động đầu tiên của con người. Muốn tạo

điều kiện phát triển năng lực trong cuộc sống có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong

lĩnh vực hoạt động đó.

- Sinh lý bẩm sinh của bộ não, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, tạo

nên sự khác biệt giữa con người với nhau.

Ví dụ: Người có tính nhạy cảm về màu sắc là nhờ chức năng đặc biệt của đôi

mắt có bộ máy phân tích thị giác tốt.

- Là một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng không quy định

trước sự phát triển của năng lực. Nó là điều kiện cần nhưng không là điều kiện

đủ của sự phát triển năng lực.

Ngoài các yếu tố bẩm sinh, di truyền, tư chất còn chứa đựng sự tư tạo trong

cuộc sống có được bảo tồn và thể hiện ở thế hệ sau hay không, ở mức độ nào là

do hoàn cảnh sống của cơ sở đó, nó hình thành các năng lực khác nhau.

2. Tri thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình

nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng dưới dạng các loại ngôn ngữ.

Ví dụ: Kiến thức đã được học in sâu trong đầu óc.

Tri thức có được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác,

quá trình học tập, quá trình tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận,

quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này với nhau.

Có một tri thức tốt cá nhân sẽ có một năng lực đáng kể.

3. Cùng với tri thức thì kỹ năng, kỹ xảo thích hợp cũng cần thiết cho việc thực

hiện có kết quả một hoạt động. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực

nào đó là điều kiện cần thiết có năng lực trong lĩnh vực này.

Tuy không đồng nhất năng lực nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau.

Năng lực sẽ góp phần làm cho tri thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng

với lĩnh vực của năng lực đó một cách nhanh chóng hơn.

Năng lực của một người dựa trên cơ sở tư chất nhưng chủ yếu là năng lực hình

thành, thể hiện trong hoạt động tích cực của con người qua tác động của rèn

luyện, giáo dục, dạy học xu hướng mãnh liệt của con người đối với hoạt động

nào đó có thể được coi là hiệu quả của những năng lực đang được hình thành.

Ví dụ: Năng lực âm nhạc không chỉ do cảm nhận âm nhạc tốt không là đủ.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực

 Xu hướng:

1. Định nghĩa

- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó.

- Xu hướng nhân cách là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của

các thái độ và tính tích cực của con người.

2. Vai trò

- Nó nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu nhất định.

- Xu hướng quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách.

 Tính cách

1. Định nghĩa

2. Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của cá nhân.

Những đặc điểm tâm lý này quy định hành vi của cá nhân.

3. Đặc điểm

- Tính ổn định và tính linh hoạt

• Tính ổn định: những thái độ, hành vi ổn định, nhất quán trong mọi hoàn cảnh.

• Tính linh hoạt: tính cách mang tính ổn định nhưng không bất biến, nó luôn biến

đổi trong mọi hoàn cảnh.

- Tính điển hình và độc đáo

• Tính điển hình: những người sống trong cùng một điều kiện xã hội, lịch sử đều

có nét tính các điển hình, đặc trưng cho điều kiện xã hội, lịch sử đó.

• Tính độc đáo: tính cách mỗi người mỗi vẻ mang đặc điểm riêng biệt của người

đó.

Tính cách là sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa cái điển hình và cái độc đáo.

Tính cách – đó là hệ thống thái độ đã được củng cố trong hệ thống hành vi quen

thuộc. hệ thống thái độ và hệ thống hành vi trong tính cách không tách rời nhau,

chúng có quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau. hệ thống thái độ là mặt chủ đạo

mang tính chất quyết định, hệ thống hành vi là mặt biểu hiện ra bên ngoài.

Ví dụ: “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”…

Yếu tố môi trường

Môi trường là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, đó có thể là vật thể hay phi

vật thể mà chủ yếu là môi trường vật chất. Xung quanh mỗi con người chúng ta

đều có một môi trường nhất định và không ai giống ai. Môi trường này có thể thay

đổi khi con người lớn lên và nó ảnh hưởng trực tiếp tới con người sống trong môi

trường đó. Chúng ta có thể chia môi trường thành hai loại như sau.

Tóm lại

Cả hai môi trường đều có ảnh hưởng tớ sự hình thành và phát triển năng lực tuy

nhiên môi trường vi mô: gia đình, bạn bè, nhà trường… thì có ảnh hưởng nhiều

hơn và quan trọng hơn. Cần tạo một môi trường tốt vì môi trường là yếu tố quan

trọng ảnh hưởng tối sự hình thành và phát triển năng lực, nó không chỉ ảnh hưởng

lúc nhỏ mà còn ảnh hưởng cả đời tuy nhiên giai đoạn cần thiết nhất là lúc trẻ.

Các bạn sinh viên cần phải nổ lực nhiều hơn nửa để có thể làm cho xã hội ngày

càng tốt đẹp và làm cho thế hệ sau có năng lực tốt hơn.

IV. Trong cuộc sống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:

Một người không có năng lực hoặc năng lực kém sẽ khó khăn trong việc giải

quyết những vấn đề xảy ra xung quanh mình cũng như trong công việc.

Cá nhân tích cực học tập, rèn luyện sẽ có một năng lực đang kể.

Không phải bất cứ ai cũng có năng lực tốt, ngoài các yếu tố bẩm sinh di truyền thì

hoàn cảnh môi trường sống, làm việc cũng là cơ sở để hình thành nên năng lực

của một cá nhân.

Chúng ta phải rèn luyện tích cực, hoạt động được nhiều thì sẽ có thêm được nhiều

năng lực phục vụ các hoạt động khác.

Ví dụ: một tiếp viên hàng không, tính chất công việc đòi hỏi cần phải có trình độ

anh văn cao, năng lực, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Giám đốc của một cty lớn thì cần phải có năng lực giải quyết các vấn đề liên quan

đến công việc vì không có năng lực thì khó có thể điều hành một cty lớn được.

Kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện để có năng lực vì vậy bản thân con người cần phải

xác định các kỹ năng, kỹ xảo cần có trong cuộc sống và công việc sau này và mỗi

người phải tự trang bị các kỹ năng, kỹ xảo đó.

Ví dụ: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, các kỹ năng giao tiếp,…