CHƯƠNG 1.NHẬN THỨC VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN

Câu 10. Phân tích khái niệm của tư duy. Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì?

I/ Định nghĩa:

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan

hệ bên trong có tính quy luật của SV, HT trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

* Các khái niệm cần làm rõ:

Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở

đầu, diễn biến ve kết thúc tương đối rõ ràng.

Quá trình tâm lý gồm các quá trình:

+ Quá trình nhận thức: là quá trình phản ảnh bản thân hiện tượng khách quan (cảm giác, tri

giác, biểu tượng, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy,)

+ Quá trình cảm xúc: là những rung cảm của chủ thể khi nhận thức thế giới bên ngoài từ đó

biểu thị thái độ đối với khách quan bên ngoài.

+ Quá trình ý chí: là quá trình điều khiển, điều hành động của chủ thể nhằm cải tạo thế giới,

thỏa mãn yêu cầu cá nhân và XH (không khí điều khiển cá nhân mà cả thế giới bên ngoài)

Vì vậy

Đời sống tâm lý luôn phải cân bằng có 3 quá trình trên đây

Nếu thiên về lý trí con người sẽ thiếu tình cảm, tâm hồn khô khan.

Nếu thiên về tình cảm con người sẽ thiếu sáng suốt.

Thiếu ý chí thì tình cảm con người không thể biến thành hành động.

(vd: Đi dọc đường thấy quán hủ tiếu thấy thèm nên ghé vào ăn.

Lúc gặp người già đi ăn xin thấy thương cảm nên cho tiền)

Thuộc tính bản chất: là sự tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ mang tính cơ bản, tất

nhiên ổn định bên trong SV chi phối sự vận động và PT

2

của nó để phân biệt giữa SV này

với SV khác. Đặc tính vốn có của một SV, nhờ đó SV tồn tại và qua đó con người nhận thức

được SV, phân biệt được SV này với SV khác. Màu sắc là một thuộc tính của mọi vật thể.

(vd: Thuộc tính bản chất của con người đó chính là biết chế tạo và sử dụng các công cụ lao

động, có ngôn ngữ, có quan hệ xã hội.

Gừng cay muối mặn )

 nhận thức cảm tính là: phản ánh một cách trực tiếp các đối tượng bên ngoài sự vật,

hiện tượng (màu sắc, kích thước, khối lượng, âm thanh, mùi, vị, bề mặt, nhiệt độ) và

thông qua các giác quan vào bộ óc của con người. Mang tính chủ quan nên thường

không chính xác.

 nhận thức lý tính là:được nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó phản ánh một cách gián

tiếp, trừu tượng, khái quá, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự

vật (đặc tính, tính chất, công dụng) vào trong bộ óc con người và được biểu đạt bằng

ngôn ngữ. Mang tính khách quan nên thường chính xác.

Mối liên hệ: là sự tác động (ràng buộc, thâm nhập…) lẫn nhau mà sự thay đổi cái này tất

yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của cái kia.

(vd: mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay

đổi, đồng thời hiện tượng sẽ tác động lại đối với bản chất. )

Quy luật : Quan hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa nhiều hiện

tượng hoặc nhóm hiện tượng, là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên , chung,

lặp lại giữa các sự vật hiện tượng và chi phối mọi sự vận động, phát triển của nó.

(vd: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là

một trong những quy luật cơ bản nhất trong thế giới vật chất, tồn tại trong mọi sự vận động

và phát triển)

Chưa biết: là sự hoàn toàn chưa nhận thức hay nhận thức chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa

biết chắc chắn, là quá trình nhận thức cảm tính của con người (là giai đoạn đầu để hình

thành nên tư duy).

Có thể xem chưa biết có hai dạng như sau:

• Chưa biết không tư duy:sự hoàn tòa chưa nhận thức, xa tầm hiểu biết

Vd: Một đứa trẻ lớp 1 sẽ hoàn toàn không nhận thức được một bài toán lượng giác của

lớp 10.

• Chưa biết có tư duy: sự nhận thức chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa biết chắc chắn.

Vd: Ca dao có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

Thực chất người ta chỉ biết vào những ngày của tháng nào thì trời sẽ sáng lâu hay tối

lâu. Nhưng không hề biết vào những tháng này thì trục của Trái đất bị lệch nhiều

nhất và làm cho một bán cầu nhận ánh sáng nhiều nhất hay ít nhất.

II/ Phát triển tư duy

 Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể học

tập không hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên,xã hội và rèn luyện bản thân.

 Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân, độc lập

sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.

 Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính xác.

 Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.

 Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực trí

nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý tính, có KH.

 Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông qua đó mới

biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác.

 Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.

*Bên cạnh đó, cũng có những sai sót trong tư duy mà chúng ta cần tránh

Sai sót trong tư duy có khi là hiện tượng tâm lý bình thường nhưng cũng có khi sai sót do bệnh

lý. Là những sai sót thuộc về kết quả tư duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết khái

niệm không đầy đủ) hoặc về hình thức thao tác của tư duy (không biết tư duy trừu tượng, sai sót

trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo ...)

Sai sót của tư duy có quan hệ chặt chẽ với những sai sót của các quá trình tâm lý khác nhất là ý

thức, cảm xúc, chú ý, năng lực, vốn hiểu biết. Sau đây là một số sai sót của tư duy có liên quan đến

quá trình bệnh lý của người bệnh:

● Sự định kiến

 Là kết quả tư duy về những sự vật hiện tượng có thực như người bệnh cố gán cho nó một

ý nghĩa khác quá mức, không đúng như vốn có của nó và ý tưởng này chiếm ưu thế trong

ý thức, tình cảm...của người bệnh.

 Ví dụ người bệnh quá cường điệu về khuyết điểm của mình, tự ty…

● Ý tưởng ám ảnh:

 Bệnh nhân có những ý tưởng không phù hợp với thực tế khách quan.

Ví dụ: Bệnh nhân luôn có ý nghĩ rằng mình có lỗi hoặc xúc phạm với thầy thuốc... nhưng

trong thực tế thì không phải như vậy. Ý nghĩ này có khi người bệnh biết là sai và tự đấu

tranh để xua duổi nó nhưng không được. Ý tưởng ám ảnh thường gắn với những hiện

tượng ám ảnh khác, như lo sợ ám ảnh, hành vi ám ảnh.

● Hoang tưởng:

 Là những ý nghĩ, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra.

 Ví dụ: Bệnh nhân luôn có ý nghĩ mình bị truy hại, bị nhiều bệnh hoặc mình là người vĩ

đại... những ý nghĩ này sẽ mất đi khi bệnh khỏi hoặc thuyên giảm trong các bệnh tâm

thần.