SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC TỪ KHI RA ĐỜI LS PHÁ...

Câu 2 : Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Bộ Môn Tâm Lý Học Từ khi ra đời LS phát triển tâm lý học chia làm 2 giai đoạn : * Từ TK 19 trở về trước : môn tâm lý học là 1 bộ phận của môn TH, được nghiên cứu bởi các nhà TH. _ Trường phái DT – đại diện là Platon (428 – 318 TCN), lập luận của trường phái này là: + Xem tâm lý con người là 1 lĩnh vực thần bí do thượng đế sinh ra và con người không thể nhận biết được . Khi con người chết đi tâm hồn về với thượng đế, chúa, hiện nay điều này người ta vẫn còn tin. + Ý thức tư tưởng tâm lý của con người là cái có trước, vật chất thực tại là cái có sau. _ Trường phái DV – đại diện là Democrite (460 - 370 TCN), trường phái này cho rằng : + Tâm lý con người là 1 lĩnh vực phi vật chất mang tính chất tinh thần, nhưng con người có thể nhận biết, nghiên cứu chúng 1 cách gián tiếp. + TL cá nhân hết sức đa dạng và phong phú nhưng chúng được hình thành và phát triển dưới sự tác động, ảnh hưởng của 2 yếu tố sau : • Cấu trúc sinh học của các bộ phận cơ thể bao gồm : thành phần máu, cấu trúc gien, các cơ quan nội tạng bên trong, các cơ quan cảm giác bên ngoài. • TL được hình thành và phát triển bởi môi trường của cuộc sống ( ví dụ các yếu tố: cười, khóc, ăn, uống, trang phục….). _ Quan điểm Arixtote (384 – 322 TCN) : những tư tưởng DT phản khoa học đã bị Arixtote phê phán, ông đưa ra 1 quan điểm hết sức tiến bộ so với thời bấy giờ, đó là : tồn tại mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể với thế giới xung quanh. TL nảy sinh và phát triển trong cuộc sống, TL là chức năng của cuộc sống và có thể quan sát nghiên cứu được, tuy rất phức tạp. * Từ sau TK19 đến nay : Môn TL tách khỏi môn TH và trở thành môn khoa học độc lập. Hiện nay nó phát triển thành hàng chục bộ môn khoa học và tâm lý ứng dụng khác nhau : TL trẻ em, tâm lý người già, tâm lý bệnh nhân, tâm lý giáo dục, tâm lý quản lý, tâm lý chiến tranh, tâm lý hôn nhân gia đình. Giai đoạn này có các trường phái : _ Trường phái hành vi – đại diện là Waston (1878-1958): coi con người nhu một cái máy, coi đối tượng tâm lý học chỉ là các hành vi, cho rằng con người không có đời sống nội tâm mà chỉ có các phản ứng tâm lý được thực hiện theo công thức: kích thích – phản ứng. Ông cho rằng phản ứng của con người phụ thuộc trực tiếp vào những kích thích bên ngoài mà không thông qua thế giới nội tâm của nó, và muốn nghiên cứu nội dung của phản ứng thì nhà tâm lý chỉ cần nghiên cứu nguồn kích thích là đủ. Trường phái này quan niệm tâm lý con người không sai nhưng quan niệm đời sống con người quá đơn giản. _ Trướng phái vật lý : cho rằng đời sống tâm lý của con người theo kiểu cấu trúc sinh vật học và có thể nhận biết nó bằng các phương pháp vật lý hoặc thiết bị máy móc. Theo trường phái này không nên nghiên cứu tâm lý theo kiểu chia thế giới ra thành các nguyên tử, theo họ bản chất các hiện tượng tâm lý đều có tính cấu trúc và do đó phải theo xu hướng tổng thể với 1 cấu trúc chỉnh thể để nghiên cứu tâm lý mới thích hợp và có hiệu quả. _ Trường phái Phrơt (1856-1936) : Cho rằng tâm lý chỉ bao gồm những bản năng vô thức và đối tượng của tâm lý học chỉ là lĩnh vực vô thức mà thôi, Phrơt cho rằng động lực của cuộc sống tinh thần của con người và nguyên nhân của mọi sáng tạo (văn học, nghệ thuật, khoa học….) chính là vô thức cùng với những bản năng sinh vật của con người, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò chủ đạo. _ Trường phái Macxit : quan niệm tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách chủ quan và được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các hành vi, cử chỉ, hoạt động, hành động,…. trong đời sống hàng ngày. Mọi trạng thái tâm lý của con người nhất định phải được thể hiện ra bên ngoài bằng những biểu hiện cụ thể nhất định. Các biểu hiện này có thể rất phong phú và đa dạng trong 1 số trường hợp có thể được che đậy bằng những biểu hiện đối lập. Tuy nhiên 1 biểu hiện cụ thể không nhất thiết là sự phản ánh của 1 trạng thái tâm lý nhất định, tâm lý con người có thể biết đúng và nhận biết 1 cách gián tiếp thông qua các biểu hiện bên ngoài. TLH Macxit là nền tâm lý học thực sự khoa học và khách quan.